Tháng 7/2023 thiết lập kỷ lục tháng nóng nhất trong 120.000 năm qua

Nền nhiệt trong tháng 7 sẽ khắc nghiệt đến mức gần như chắc chắn phá vỡ các kỷ lục với một biên độ đáng kể.

Trong một báo cáo ngày 27/7, Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMP) cho biết thế giới vừa trải qua ba tuần nóng nhất từng được ghi nhận.

Báo cáo nêu rõ nhiệt độ trong 23 ngày đầu tiên của tháng 7 đạt trung bình là 16,95 độ C, cao hơn nhiều so với kỷ lục trước đó là 16,63 độ C được thiết lập vào tháng 7/2019.

Tháng 7/2023 thiết lập kỷ lục tháng nóng nhất trong 120.000 năm qua
Người dân tránh nóng bên đài phun nước tại Washington, D.C., Mỹ, ngày 11/7/2023. (Ảnh: THX/TTXVN).

So sánh với những dữ liệu khí hậu chúng ta biết được từ hàng thiên niên kỷ trước dựa trên vòng cây, rạn san hô và lõi trầm tích biển sâu, các nhà khoa học chỉ ra đây là nhiệt độ trung bình nóng nhất mà hành tinh từng phải hứng chịu trong 120.000 năm.

Samantha Burgess, Phó Giám đốc Copernicus, cho hay: “Đây là nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử loài người”.

Hiện tượng El Nino đã tạo nên một mùa hè nóng nực ở Bắc bán cầu, và có khả năng là một mùa hè nóng chưa từng có.

Tác động của nắng nóng đối với sức chịu đựng của con người là rất rõ ràng. Khi nhiệt độ tăng lên 50 độ C trên khắp nước Mỹ, lượng người tử vong vì nhiệt gia tăng. Thậm chí người ngã xuống mặt đường cũng có nguy cơ bị bỏng đe dọa đến tính mạng.

Tại Địa Trung Hải, hơn 40 người đã thiệt mạng khi cháy rừng hoành hành khắp khu vực do nhiệt độ tăng cao.

Tại châu Á, những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đang cướp đi sinh mạng của nhiều người và đe dọa an ninh lương thực.

Bà Burgess cho biết biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân chính gây ra sức nóng bất thường này. “Nhiệt độ không khí toàn cầu tỷ lệ thuận với nồng độ khí nhà kính trong khí quyển”, nữ chuyên gia lý giải.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy biến đổi khí hậu đóng một vai trò “hoàn toàn lấn át” trong các đợt nắng nóng ở Mỹ, Trung Quốc và Nam Âu vào mùa hè này.

Bà Burgess cho biết sự xuất hiện của hiện tượng El Niño, một biến động khí hậu tự nhiên kèm theo tác động nóng lên có khả năng sẽ đẩy nhiệt độ cao hơn nữa.

Thông tin tháng 7 ghi nhận là tháng nóng nhất trong khoảng 100.000 năm xuất hiện trong bối cảnh hàng loạt kỷ lục đáng báo động bị phá vỡ liên tục vào mùa hè này.

Theo Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus, tháng trước là tháng 6 nóng nhất từng được ghi nhận bởi một “biên độ đáng kể”.

Trong tháng 7, thế giới cũng trải qua ngày nóng nhất được ghi nhận. Ngày 6/7, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 17,08 độ C, đánh bại kỷ lục nhiệt độ trước đó là 16,8 độ C được thiết lập vào tháng 8/2016. Kể từ ngày 3/7, mỗi ngày đều nóng hơn kỷ lục của năm 2016.

“Chúng ta còn 5 tháng nữa là hết năm 2023 và hầu như tháng nào trong năm nay cũng nằm trong top 5 tháng nóng nhất được ghi nhận”, bà Burgess cho biết thêm nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài sang mùa thu và mùa đông, thì năm 2023 có thể sẽ là một trong những năm nóng nhất từng được ghi nhận.

Nhiệt đại dương cũng ở mức kỷ lục. Vào giữa tháng 5, nhiệt độ bề mặt đại dương toàn cầu đạt đến mức chưa từng có trong năm.

Kim Cobb, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Brown (Mỹ), đã gọi kỷ lục nhiệt độ mới vào tháng 7 là đáng kinh ngạc, nhưng cảnh báo mức nhiệt này sẽ bị phá vỡ một lần nữa.

“Thật đáng sợ khi nghĩ rằng trong một thập kỷ nữa, rất có thể đây sẽ là một năm tương đối mát mẻ. Nếu mọi người không thích nghi được với những gì đang xảy ra trong hè này, họ sẽ khá sốc với mức nhiệt còn cao hơn trong tương lai”, nữ khoa học chia sẻ.

Petteri Taalas, Tổng thư ký WMO, cho biết thời tiết của tháng 7 phản ánh thực tế khắc nghiệt của biến đổi khí hậu. “Nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính đang cấp bách hơn bao giờ hết. Hành động khí hậu không phải là một điều xa xỉ mà là một điều bắt buộc”, ông Petteri kêu gọi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng - hung thần phá hủy nhà cửa và đường sá

Nắng nóng - hung thần phá hủy nhà cửa và đường sá

Đường bộ, cầu và đường sắt xây theo tiêu chuẩn thiết kế của thế kỷ 20 đang bị cong vênh hoặc chảy do nắng nóng cực hạn trên toàn cầu.

Đăng ngày: 27/07/2023
Dòng hải lưu có thể gây thảm họa khí hậu cho Trái đất vào năm 2025

Dòng hải lưu có thể gây thảm họa khí hậu cho Trái đất vào năm 2025

Dòng hải lưu vùng Vịnh có thể sụp đổ vào năm 2025 dẫn đến khí hậu Trái đất rơi vào hỗn loạn. Những cơn bão sẽ " sinh sôi nảy nở" khắp thế giới.

Đăng ngày: 27/07/2023
Thành phố Anh sắp xây dựng bộ pin lớn nhất thế giới

Thành phố Anh sắp xây dựng bộ pin lớn nhất thế giới

Nhà chức trách thông qua kế hoạch xây dựng bộ pin lớn nhất thế giới ở nhà máy nhiệt điện cũ tại thành phố Manchester, lưu trữ đủ năng lượng cho 36.000 hộ trong một tuần.

Đăng ngày: 25/07/2023
Thời tiết cực đoan càn quét toàn cầu là

Thời tiết cực đoan càn quét toàn cầu là "bất thường mới", năm 2024 có thể còn nóng hơn năm nay

Mùa hè năm 2023 ở Bắc bán cầu đánh dấu sự xuất hiện của hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, song các nhà khoa học cho rằng đây mới chỉ là bắt đầu của một thời kỳ bất ổn kéo dài.

Đăng ngày: 25/07/2023
Siêu bão Doksuri hướng vào Biển Đông, Nam Bộ mưa dông

Siêu bão Doksuri hướng vào Biển Đông, Nam Bộ mưa dông

Bão Doksuri sẽ phát triển thành siêu bão trong hôm nay (ngày 25/7) trước khi di chuyển vào Biển Đông. Trên đất liền, Nam Bộ tiếp diễn trạng thái mưa dông trong khi miền Bắc nắng nóng.

Đăng ngày: 25/07/2023
Ác mộng ngày hè tại Hy Lạp: Hàng nghìn người nằm vạ vật khắp nơi, chờ được giải cứu khỏi thảm họa

Ác mộng ngày hè tại Hy Lạp: Hàng nghìn người nằm vạ vật khắp nơi, chờ được giải cứu khỏi thảm họa

Hàng ngàn người nằm chật cứng trong một nhà thi đấu thể thao cũng như la liệt khắp sân bay sau khi sơ tán khỏi thảm họa cháy rừng tại đảo Rhodes, Hy Lạp.

Đăng ngày: 24/07/2023
Mexico gây mưa nhân tạo chống nắng nóng

Mexico gây mưa nhân tạo chống nắng nóng

Chính phủ Mexico thông báo gây mưa nhân tạo có tỷ lệ thành công 98% nhưng giới chuyên gia đang kêu gọi nhà chức trách cải thiện hệ thống cung cấp nước và tưới tiêu.

Đăng ngày: 24/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News