Thiết bị thăm dò trên vệ tinh Queqiao của Trung Quốc bắt đầu hoạt động
Một thiết bị thăm dò gắn trên vệ tinh tiếp âm Queqiao, thực hiện sứ mệnh Hằng Nga 4 của Trung Quốc, đã bắt đầu hoạt động thăm dò khoa học.
Theo Cơ quan Điều khiển Vũ trụ quốc gia Trung Quốc, các ăng-ten của máy đo sóng thấp tần trên vệ tinh Queqiao (Cầu Ô Thước) đã bung mở và các nhà thiên văn học hy vọng thiết bị thăm dò trên sẽ giúp họ có thể nghe thấy âm thanh trong phạm vi xa hơn trong vũ trụ.
Trung Quốc phóng vệ tinh tiếp âm Queqiao từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, ngày 21/5/2018. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN).
Ngày 21/5/2018, Trung Quốc đã phóng vệ tinh tiếp âm Queqiao nhằm thiết lập đường liên lạc giữa Trái Đất và phía không nhìn thấy của Mặt Trăng.
Vệ tinh này được phóng vào một quỹ đạo quầng quay quanh điểm Lagrange - 2 của hệ Trái Đất - Mặt Trăng, nằm cách Trái Đất gần 500.000 km. Đây là vệ tinh liên lạc đầu tiên trên thế giới hoạt trong quỹ đạo như vậy.
Với sự hỗ trợ của vệ tinh Queqiao, tàu thăm dò Hằng Nga-4 của Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến hạ cánh đầu tiên trong lịch sử vào ngày 3/1/2019 lên miệng hố nham thạch Von Karman ở Cực Nam - Bồn địa Aitken, bên phía không nhìn thấy của Mặt Trăng.
Các nhà khoa học cho biết thiết bị thăm dò gắn trên vệ tinh tiếp âm Queqiao có khả năng quan sát các xung vô tuyến nhanh từ Trái Đất, Sao Mộc và các hành tinh khác; thực hiện các nhiệm vụ quan sát phối hợp với máy đo sóng thấp tần trên tàu đổ bộ Hằng Nga-4 và các dụng cụ tương tự trên Trái Đất, đồng thời hỗ trợ việc thăm dò các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
