Thiên hà sắp va chạm với chúng ta từng nuốt chửng một thiên hà khác

"Nạn nhân'' cũng từng là một thiên hà vệ tinh của Milky Way, nhưng nhỏ bé hơn nên đã thua cuộc trong vụ đụng độ, nghiên cứu vừa công bố trên Nature Astronomy tiết lộ.

Nhóm các nhà thiên văn từ Đại học Bologna (Ý), dẫn đầu bởi tiến sĩ Alessio Mucciarelli, đã lần theo manh mối từ những ngôi sao có quỹ đạo khác biệt so với hầu hết sao trong Đám mây Magellan Lớn và tìm thấy một thứ rõ ràng hơn: NGC 2005.

Thiên hà sắp va chạm với chúng ta từng nuốt chửng một thiên hà khác
Đám mây Magellan Lớn - (Ảnh: ESO)

NGC 2005 là một cụm sao cầu tập hợp hàng trăm nghìn đến hàng triệu ngôi sao, liên kết chặt chẽ với nhau bởi lực hấp dẫn, tạo thành một hình cầu có mật độ dày đặc dần về phía trung tâm. Các ngôi sao trong cụm thường có cùng tuổi và đã rất già, nên các cụm sao cầu được coi là một dạng "hóa thạch" của vũ trụ.

So sáng NCG 2005 với các cụm sao cầu khác trong số 60 cụm sao cầu của Đám mây Magellan Lớn, các nhà khoa học phát hiện ra độ phong phú họa học của nó rất khác biệt so với các cụm khác, đặc biệt là về tính kim loại của các ngôi sao. Tính kim loại của ngôi sao phải đồng nhất với đám mây phân tử sinh ra nó, mà các đám mây phân tử đóng vai trò "vườn ươm sao" này lại đồng nhất với môi trường của thiên hà "quê hương".

NGC 2005 có độ phong phú về kim loại thấp hơn bất kỳ cụm sao cầu nào khác trong Đám mây Magellan Lớn, cho thấy nó phải có một lịch sử khác. Các mô phỏng cho thấy "mẹ'' của NGC 2004 là một thiên hà bé nhỏ giống với các vệ tinh siêu mờ khác đang lảng vảng quanh Milky Way ngoài 3 thiên hà vệ tinh lớn nhất. Điều này có nghĩa Đám mây Magellan Lớn đã nuốt chửng thiên hà mẹ của NCG 2005 nên mới sở hữu được nó.

Thật ra sự kiện sáp nhập thiên hà rất phổ biến trong lịch sử vũ trụ. Thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, một thiên hà thuộc hàng "quái vật" từng được cho là đã nuốt chửng 16 thiên hà khác nên mới đạt được kích thước vĩ đại như ngày nay.

Một số nhà thiên văn dự báo Đám mây Magellan Lớn và Milky Way sẽ có cuộc va chạm trong khoảng 1 đến 4 tỉ năm tới, với phần thằng chắc chắn là Milky Way bởi Đám mây Magellan Lớn chỉ là một thiên hà vệ tinh của Milky Way, thua xa về kích thước và sự mạnh mẽ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Môtô điện thám hiểm Mặt trăng vận tốc 15km/h

Môtô điện thám hiểm Mặt trăng vận tốc 15km/h

Môtô Tardigrade trang bị pin có phạm vi hoạt động 110 km và chỉ nặng 140 kg, nhẹ hơn nhiều so với xe thám hiểm Mặt Trăng cũ của NASA.

Đăng ngày: 21/10/2021
Trung Quốc thử nghiệm động cơ tên lửa lực đẩy 500 tấn

Trung Quốc thử nghiệm động cơ tên lửa lực đẩy 500 tấn

Mẫu động cơ tên lửa nhiên liệu rắn với đường kính 3,5 m vượt qua thử nghiệm khai hỏa đầu tiên tại cơ sở thử nghiệm ở Tây An.

Đăng ngày: 21/10/2021
Tiểu hành tinh lao tới gần Trái đất ngày trăng tròn

Tiểu hành tinh lao tới gần Trái đất ngày trăng tròn

Các nhà khoa học dự đoán tiểu hành tinh 1996 VB3 sẽ bay qua sát Trái Đất với vận tốc 54.000 km/h.

Đăng ngày: 20/10/2021
Các tiểu hành tinh khổng lồ ồ ạt “tiếp cận” Trái đất

Các tiểu hành tinh khổng lồ ồ ạt “tiếp cận” Trái đất

Một số tiểu hành tinh lớn dự kiến ​​tiếp cận Trái đất trong những tuần tới, bao gồm một tiểu hành tinh có kích thước gần bằng tòa nhà Empire State.

Đăng ngày: 19/10/2021

"Hạt ma quỷ" từng xuyên Trái đất tiếp tục ra oai

Hạt ma quỷ neutrino - luồng vật chất bí ẩn không ngừng tuôn xuống Trái đất mà các nhà khoa học phát hiện vài năm trước - tiếp tục chứng minh tính chất ma quỷ của nó trong nghiên cứu mới.

Đăng ngày: 19/10/2021
Trái đất đang lọt giữa một

Trái đất đang lọt giữa một "đường hầm từ tính" khổng lồ

Nếu bạn sở hữu đôi mắt của một kính thiên văn vô tuyến, bạn có thể thấy mình đang lọt thỏm giữa một đường hầm khổng lồ dài đến 1.000 năm ánh sáng, bao vây cả Trái đất và Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 19/10/2021
Tàu vũ trụ chở nữ phi hành gia đầu tiên lên trạm Thiên Cung

Tàu vũ trụ chở nữ phi hành gia đầu tiên lên trạm Thiên Cung

Tàu Thần Châu 13 rời khỏi Trái Đất vào 11h23 ngày 15/10 theo giờ Hà Nội, chở phi hành đoàn 3 người lên trạm vũ trụ mới trong nhiệm vụ kéo dài 6 tháng.

Đăng ngày: 18/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News