Thiên thạch sắt 14kg rơi xuống ngôi làng Thụy Điển

Khối thiên thạch giàu kim loại sắt bị tan chảy một nửa và rơi xuống làng Ådale được cho là mảnh vỡ của thiên thạch mẹ nặng 9 tấn.

Tảng thiên thạch lớn cỡ ổ bánh mỳ và nặng 14kg, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển. Nó từng là một phần của thiên thạch lớn hơn, có thể nặng trên 9 tấn, tạo ra cầu lửa khổng lồ phía trên thành phố Uppsala hôm 7/11/2020. Sau va chạm đó, các nhà khoa học ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển tính toán khu vực vật thể nhiều khả năng rơi xuống và tìm thấy một số mảnh vỡ nhỏ của thiên thạch sắt gần làng Ådale. Mảnh vỡ chỉ dài 3 mm, nhưng kết quả kiểm tra cho thấy một tảng đá cuội và rễ cây bị vật nặng rơi trúng.


Thiên thạch 14kg rơi ở ngôi làng thuộc thành phố Uppsala. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển).

Hai nhà địa chất học đến từ Stockholm là Andreas Forsberg và Anders Zetterqvist trở lại khu vực và tìm thấy mảnh vỡ lớn hơn, có thể đã va vào tảng đá cuội. Nó ở cách khu vực tìm thấy các mảnh vỡ ban đầu khoảng 70 m, bị vùi một phần dưới đám rêu. Một mặt thiên thạch lớn bị mài phẳng và nứt vỡ dưới tác động của va chạm. Thiên thạch này cũng phủ đầy vệt lõm hình tròn. Những vệt lõm rất phổ biến ở thiên thạch sắt, hình thành khi chúng tan chảy một phần trong hành trình xuyên qua khí quyển.

"Đây là ví dụ chắc chắn đầu tiên về một thiên thạch sắt mới rơi xuống đất nước chúng tôi", quản lý Dan Holtstam ở viện bảo tàng, cho biết. Đây cũng là lần đầu tiên mảnh vỡ thiên thạch liên quan tới cầu lửa được ghi nhận ở Thụy Điển trong 66 năm.

"Do đã biết đây là một thiên thạch sắt, chúng tôi có thể điều chỉnh mô phỏng về quá trình rơi của thiên thạch", nhà thiên văn học Eric Stempels ở Đại học Uppsala, chia sẻ. "Có khả năng thiên thạch mới tìm thấy là mảnh lớn nhất còn tồn tại từ khối thiên thạch nặng 9 tấn. Vài mảnh nhỏ hơn có lẽ vẫn nằm trong khu vực".

Thiên thạch sắt là loại thiên thạch phổ biến thứ hai rơi xuống Trái đất, sau thiên thạch đá. Chúng có nguồn gốc từ lõi của các hành tinh và tiểu hành tinh, có nghĩa chúng có thể cung cấp manh mối về quá trình hình thành hệ Mặt Trời. Các loại thiên thạch khác chứa hợp chất hữu cơ phức tạp, giúp hé lộ cách những khối xây dựng sự sống xuất hiện trên Trái đất thuở sơ khai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News