Thực hư dịch vụ lấy tên thần tượng đặt cho một "vì tinh tú"

Thực tế, chuyện bỏ tiền đặt tên cho các hành tinh chưa từng được công nhận.

Dịch vụ đặt tên ngôi sao khá phổ biến ở quốc tế lẫn Việt Nam với giá tiền từ 5-199 USD/cái tên. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định hoạt động này chỉ để giải trí, không được tổ chức thiên văn chính thức công nhận. Thậm chí, tờ Khaleej Times của Dubai khẳng định dịch vụ “có yếu tố lừa đảo” trong bài viết hồi tháng 5/2024.

Ai đã đặt tên cho ngôi sao?

Theo Hội thiên văn và vũ trụ học Việt Nam (VACA), các ngôi sao trên bầu trời đều có tên khoa học, thường là dãy ký tự và chữ số để các nhà nghiên cứu ghi lại vị trí của chúng. Ví dụ như HR 7001, 2MASS J18365633+3847012.

Ở một số quốc gia, những ngôi sao đặc biệt sẽ có tên riêng, hay còn gọi là tên dân gian. Ví dụ, ở Việt Nam, sao Kim trong Hệ Mặt trời có đến hai tên gọi là sao Mai và sao Hôm. Ở Hy Lạp, dân gian gọi ngôi sao sáng nhất trên bầu trời là Sirius.

Tên của các ngôi sao chỉ có hiệu lực khi được công nhận bởi International Astronomical Union (Tạm dịch: Tổ chức Thiên văn học Quốc tế - IAU). Đây là liên hiệp các hiệp hội thiên văn học khắp thế giới. IAU hiện có 9.598 thành viên cá nhân, chủ yếu là các nhà nghiên cứu thiên văn với học vị tiến sĩ hoặc cao hơn, và 63 thành viên quốc gia.

Thực hư dịch vụ lấy tên thần tượng đặt cho một vì tinh tú
Tên tiếng anh của Sao Kim là Venus, đây cũng là tên của nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại La Mã cổ đại. (Ảnh: Scienceabc).

IAU có một cơ quan trực thuộc là Nhóm phân loại hành tinh (WGPSN) với nhiệm vụ quy ước đặt tên thiên văn, tên riêng và phân loại các hành tinh. Song, để tên riêng của một hành tinh được công nhận, WGPSN phải nghiên cứu trong thời gian dài từ các nền văn hóa khắp thế giới rồi trình duyệt với Ủy ban điều hành IAU. Tên gọi chỉ được chấp thuận khi đảm bảo tính văn hóa và khoa học thiên văn.

Chia sẻ trên trang thông tin chính thức, IAU cho biết cơ quan thường nhận được yêu cầu mua bán, đặt tên cho các ngôi sao. Song, Hiệp hội khẳng định không cung cấp dịch vụ này và “những cái tên” như thế không có giá trị khoa học, pháp lý.

“Là một tổ chức khoa học quốc tế, IAU hoàn toàn tách biệt với hoạt động "mua bán" tên ngôi sao hay mua bán bất động sản trên các hành tinh. Hiệp hội cũng không ủng hộ việc đặt tên cho những ngôi sao với mục đích thương mại và cá nhân, Hiệp hội viết trên trang thông tin.

“Hái sao” tặng thần tượng

Đầu năm 2024, một người đàn ông Ả Rập trở nên nổi tiếng vì tuyên bố tặng vợ một ngôi sao trên bầu trời. Tờ Khaleej Times sau đó phỏng vấn ông Hassan Al Hariri, giám đốc Tập đoàn Thiên văn học Dubai để làm rõ sự việc.

“Hành động này chẳng khác gì trò lừa đảo”, ông Hariri nhận xét. “Các ngôi sao không thể được mua hoặc bán và khái niệm đặt tên cho ngôi sao bằng một tờ giấy chứng nhận là sai lệch và giả dối”.

Theo ông, một số trang web và quảng cáo lừa người dân Dubai mua các ngôi sao với giá có khi lên đến 1.000 USD. Họ thậm chí đưa nạn nhân giấy chứng nhận tuyên bố quyền sở hữu và đặt tên cho ngôi sao.

Một trong những công ty bán dịch vụ đặt tên ngôi sao đầu tiên là International Star Registry (Tạm dịch: Cơ quan đăng ký ngôi sao quốc tế), hoạt động từ năm 1979. Họ chọn các ngôi sao có độ sáng nhỏ, đã được xác định trong thiên hà, chưa có tên riêng và bán với giá trung bình 50 USD/lần đặt tên. Sau đó, công ty sẽ gửi khách hàng giấy chứng nhận và bản đồ thể hiện rõ vị trí chi tiết, độ sáng của ngôi sao.

Sau khi qua đời, công nương Diana cũng được người hâm mộ lấy tên đặt cho 2 ngôi sao để tưởng nhớ. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới như Johnny Depp, Tom Cruise cũng có tên trùng với vài ngôi sao.

VACA đánh giá việc mua bán những ngôi sao chỉ có “tính giải trí” vì không được tổ chức thiên văn nào công nhận. Tên của ngôi sao vừa được đặt theo ý muốn của khách hàng chỉ có hiệu lực trong trang thông tin của bên cung cấp dịch vụ.

“Giống như những điều tuyệt vời trong cuộc sống, vẻ đẹp của bầu trời đêm không phải để mua bán. Mọi người có quyền thưởng thức chúng miễn phí. Món quà thật sự mà một ngôi sao có thể đem đến là vẻ đẹp của nó trên bầu trời đêm, IAU viết trong bài khẳng định không liên quan đến hoạt động mua bán, đặt tên cho những vì tinh tú.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lộ diện siêu vật thể

Lộ diện siêu vật thể "giữa 2 thế giới" khiến NASA bối rối

Kính viễn vọng Hubble đã chụp được một vật thể mà các nhà khoa học không thể phân loại được, nằm cách chúng ta 54 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/11/2024
NASA chọn đối tác cùng khám phá mặt trăng Titan của sao Thổ

NASA chọn đối tác cùng khám phá mặt trăng Titan của sao Thổ

NASA đã công bố hợp đồng trị giá 256,6 triệu USD với SpaceX, trao cho công ty này trách nhiệm phóng tàu đổ bộ cánh quạt Dragonfly tới Titan - mặt trăng lớn nhất của sao Thổ.

Đăng ngày: 28/11/2024
Phát hiện

Phát hiện "mùi lạ" trên tàu vũ trụ chở hàng lên ISS

Các nhà du hành vũ trụ Nga trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã phải đóng tạm thời một mô đun sau khi phát hiện "mùi lạ" từ tàu vũ trụ chở hàng Progress 90.

Đăng ngày: 28/11/2024
Mặt trời đẩy 3 vệ tinh rơi xuống khỏi quỹ đạo Trái đất

Mặt trời đẩy 3 vệ tinh rơi xuống khỏi quỹ đạo Trái đất

Đầu tháng 11, ba vệ tinh Australia lao xuống và cháy rụi trong khí quyển Trái đất do sự gia tăng hoạt động của Mặt trời.

Đăng ngày: 27/11/2024
Nhật Bản gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm động cơ tên lửa Epsilon S

Nhật Bản gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm động cơ tên lửa Epsilon S

Vụ thử nghiệm động cơ tên lửa Epsilon S của Nhật Bản tiếp tục gặp trục trặc trong quá trình đốt cháy, dẫn đến một vụ nổ và hỏa hoạn lớn tại địa điểm thử nghiệm Trung tâm vũ trụ Tanegashima.

Đăng ngày: 27/11/2024
Thiên thạch 4,45 tỉ tuổi tiết lộ nơi sống được ngoài Trái đất

Thiên thạch 4,45 tỉ tuổi tiết lộ nơi sống được ngoài Trái đất

Thiên thạch nổi tiếng "Black Beauty" (Người Đẹp Đen) vừa được chứng minh là đến từ nơi có thể có sự sống trước cả Trái Đất.

Đăng ngày: 27/11/2024
Trái đất nói lời tạm biệt với

Trái đất nói lời tạm biệt với "Mặt trăng mini"

Trong suốt 2 tháng qua, một tiểu hành tinh mang tên 2024 PT5 đã đi vòng quanh Trái đất giống như một "Mặt trăng mini".

Đăng ngày: 26/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News