Thụy Sĩ xây hệ thống chở hàng tự động dưới lòng đất

Hệ thống chở hàng Cargo sous terrain sẽ vận chuyển hàng hóa qua mạng lưới dài 500 km bằng các phương tiện tự động.

Quốc hội Thụy Sĩ thông qua kế hoạch vận chuyển hàng hóa dưới lòng đất vào tháng 12 năm ngoái. Bắt đầu từ tháng 8/2022, chính phủ nước này có thể khởi công xây dựng hệ thống chở hàng Cargo sous terrain (CST). Đây là kết quả hợp tác giữa nhiều công ty Thụy Sĩ trong lĩnh vực giao thông, hậu cần, bán lẻ, viễn thông và năng lượng. CST sử dụng nguyên lý của hệ thống băng chuyền tự động để kết nối sản phẩm và trạm vận tải với trung tâm đô thị.


Phương tiện dùng để chở hàng hóa dưới lòng đất. (Ảnh: CST)

Các trạm trong hệ thống trang bị thang thẳng đứng có thể tự động tải và lấy hàng hóa từ mạng lưới vận chuyển nằm hoàn toàn dưới lòng đất. Phụ trách vận chuyển hàng hóa trong hệ thống là những phương tiện chạy bằng động cơ điện di chuyển ở tốc độ 30km/h. Hàng hóa được đặt trong kệ kê hàng hoặc container đã chỉnh sửa. Thực phẩm và hàng đông lạnh cũng có thể vận chuyển qua hệ thống này, sử dụng phương tiện tích hợp tủ lạnh.

Quá trình phân phối hàng hóa sẽ được lên kế hoạch trước để đưa từ trạm vận tải tới kênh bán hàng và khách hàng. Những phương tiện dùng để chở hàng không chỉ thân thiện với môi trường mà còn chạy trên tuyến đường tiết kiệm năng lượng nhất.

Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2016, CST có chi phí ước tính 3,5 tỷ USD cho mạng lưới 500km trải dài từ St. Gallen ở đông bắc Thụy Sĩ tới Geneve ở tây nam ở thời điểm đó. Tuy nhiên, dự án khởi công vào ngày 1/8 chỉ bao gồm một đoạn ngắn 70km giữa thành phố Härkingen-Niederbipp và Zurich, bao gồm 10 trạm kết nối và dự kiến hoàn thành năm 2031. Chi phí cho giai đoạn thử thí điểm này là 3 tỷ USD trong khi chi phí toàn bộ dự án tăng vọt lên 35 tỷ USD. Các nhà đầu tư trong dự án tin chắc hệ thống chạy bằng năng lượng tái tạo của họ sẽ giúp giảm đáng kể phương tiện chở hàng trên mặt đất vào năm 2045.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Đăng ngày: 30/06/2025
Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Đăng ngày: 22/06/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 15/06/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/06/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 25/05/2025
Con chip nhỏ hơn 1cm vuông này xử lý được 2 tỉ hình ảnh mỗi giây

Con chip nhỏ hơn 1cm vuông này xử lý được 2 tỉ hình ảnh mỗi giây

Các kỹ sư tại Đại học Penn State vừa tạo ra 1 con chip có thể xử lý và phân loại gần 2 tỉ hình ảnh mỗi giây.

Đăng ngày: 14/05/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News