Tiểu hành tinh to bằng sân bóng chày bay sát Trái đất

Tiểu hành tinh khổng lồ với đường kính lên tới 140m sẽ bay sượt qua Trái đất hôm 16/12.

Tiểu hành tinh mang tên 2015 RN35 sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách 685.580km và di chuyển ở tốc độ 5,91km/s, hay 21.243km/h, theo dữ liệu từ Đài quan sát gần Trái đất của NASA, Newsweek hôm 14/12 đưa tin. Về mặt thiên văn, tiểu hành tinh này đang bay tương đối gần Trái đất. So với nó, Mặt Trăng quanh quanh Trái đất ở khoảng cách 384.472km trong khi hành tinh gần nhất là sao Kim đang ở cách Trái đất 247,2 triệu km.

Tiểu hành tinh to bằng sân bóng chày bay sát Trái đất
Mô phỏng tiểu hành tinh bay gần Trái đất. (Ảnh: Yahoo)

Phần lớn tiểu hành tinh có đường kính từ 9m tới hàng trăm kilomet. Tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời là Ceres có đường kính 946km. Theo ước tính, bề rộng của 2015 RN35 vào khoảng 63 - 140m, tương đương một sân bóng chày. Dữ liệu của NASA cho thấy 2015 RN35 quay quanh Mặt Trời theo chu kỳ 1,8 năm.

NASA ước tính có khoảng 1,1 triệu tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời, phần lớn nằm ở vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tiểu hành tinh lao về phía quỹ đạo Trái đất có thể bị bắn ra do va chạm trong vành đai hoặc chịu ảnh hưởng từ tương tác lực hấp dẫn với các thiên thể lớn hơn như sao Mộc. Nhiều tiểu hành tinh được xếp vào nhóm vật thể gần Trái đất (NEO) do nằm ở khoảng cách gần với hành tinh. Một số NEO được phân loại là vật thể có khả năng gây nguy hiểm nếu ở trong phạm vi 7,4 triệu km quanh quỹ đạo Trái đất và có đường kính lớn hơn 140m.

Dù ở khoảng cách gần, khả năng 2015 RN35 hay tiểu hành tinh khác đâm vào Trái đất rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu tiểu hành tinh lớn cỡ này đâm vào Trái đất, kết quả sẽ rất nghiêm trọng. Tiểu hành tinh đường kính 100 - 198 m có thể gây thảm họa ở quy mô khu vực, phá hủy một nước nhỏ, ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.

Thiệt hại gây ra bởi va chạm với tiểu hành tinh, dựa trên kích thước, tốc độ và góc đâm, có thể mô phỏng qua công cụ trực tuyến mang tên Asteroid Launcher, được thiết kế bởi nhà phát triển game Neal Agarwal và dựa trên nghiên cứu của Gareth Collins, giáo sư khoa học hành tinh ở Đại học Hoàng gia London và kỹ sư hàng không vũ trụ kiêm chuyên gia về rủi ro va chạm tiểu hành tinh Clemens Rumpf.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa methane đầu tiên trên thế giới phóng thất bại

Tên lửa methane đầu tiên trên thế giới phóng thất bại

Zhuque-2, tên lửa quỹ đạo sử dụng nhiên liệu methane đầu tiên trên thế giới, không hoàn thành mục tiêu hôm 14/12 và làm mất 14 vệ tinh.

Đăng ngày: 16/12/2022
SpaceX âm thầm phóng hai quả bóng World Cup 2022 vào vũ trụ

SpaceX âm thầm phóng hai quả bóng World Cup 2022 vào vũ trụ

Tên lửa Falcon 9 của hãng SpaceX đã âm thầm đưa hai quả bóng đá chính thức của World Cup 2022 lên vũ trụ trên trước khi giải đấu này bắt đầu.

Đăng ngày: 16/12/2022
Tàu NASA sẽ đưa mẫu vật tiểu hành tinh về Trái đất năm sau

Tàu NASA sẽ đưa mẫu vật tiểu hành tinh về Trái đất năm sau

Sau 6 năm và quãng đường hơn 320 triệu km, tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA sắp trở về Trái Đất từ tiểu hành tinh nguyên thủy Bennu.

Đăng ngày: 16/12/2022
Trái đất hứng 8 quả

Trái đất hứng 8 quả "pháo sáng vũ trụ", mất điện vô tuyến ở Đại Tây Dương

Một họng súng khổng lồ - vết đen Mặt trời AR3165 - đang ngày càng mạnh và hướng về phía Trái đất, liên tục giải phóng các quả pháo sáng vũ trụ và có thể là cả một quả cầu lửa.

Đăng ngày: 15/12/2022
Module trạm vũ trụ bơm hơi nổ tung trong thử nghiệm

Module trạm vũ trụ bơm hơi nổ tung trong thử nghiệm

Nguyên mẫu module LIFE của trạm vũ trụ tư nhân Orbital Reef hoàn thành thử nghiệm áp suất nổ lần thứ hai trong năm nay.

Đăng ngày: 15/12/2022
Trạm đổ bộ Nhật Bản chụp ảnh Trái đất từ không gian sâu

Trạm đổ bộ Nhật Bản chụp ảnh Trái đất từ không gian sâu

Trạm Hakuto-R gửi về bức ảnh đầu tiên chụp Trái đất trên đường bay tới Mặt trăng sau khi cất cánh hôm 11/12.

Đăng ngày: 15/12/2022
Mỹ công bố đột phá lớn về hạt nhân: Nắm giữ năng lượng từ vũ trụ

Mỹ công bố đột phá lớn về hạt nhân: Nắm giữ năng lượng từ vũ trụ

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết bước đột phá trong tổng hợp hạt nhân vừa đạt được sẽ mở đường cho những tiến bộ cho quốc phòng và tương lai của ngành năng lượng sạch.

Đăng ngày: 14/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News