Tìm ra hai nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá

Bằng việc sử dụng các thông tin di truyền trên genee từ nhiều ngân hàng sinh học, nhóm nghiên cứu Nhật Bản có thể dự đoán được trước các tác nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ con người.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Medicine, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Yukinori Okada tại Đại học Osaka, Nhật Bản dẫn đầu đã chỉ ra các đặc điểm di truyền tác động đến quá trình lão hoá.

Tìm ra hai nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá
Huyết áp cao và béo phì là hai nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa nhanh ở người. (Ảnh: Getty).

Mặc dù các gene đơn thường được biết là xác lập đặc điểm sinh học như màu mắt và nhóm máu, hầu hết bệnh phức tạp, có thể di truyền, không phải là kết quả do ảnh hưởng của một biến thể gene đơn lẻ mà xuất phát từ sự kết hợp của nhiều biến thể gene di truyền.

Do đó, thay vì đánh giá tác động của một gene đơn, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Yukinori Okada đã tính toán điểm rủi ro đa gene của các đặc điểm di truyền gây lão hóa trên bộ gene được lấy từ bản phân tích dữ liệu của Biobank.

Trong di truyền học, điểm rủi ro đa genee (hay còn gọi là điểm rủi ro di truyền), được sử dụng rộng rãi trên di truyền động, thực vật để xác định khuynh hướng di truyền của chúng với các đặc điểm di truyền phức tạp như chiều cao, nhịp sinh học, động học enzyme hay nhiều căn bệnh như tiểu đường, Parkinson.

Do đó, nhờ tính toán điểm rủi ro đa gene, các nhà khoa học có thể sử dụng thông tin di truyền để dự đoán trước các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, làm giảm tuổi thọ.

“Mã di truyền chứa rất nhiều thông tin, nhưng hầu hết chúng đều không có ý nghĩa với chúng tôi. Mục tiêu mà nghiên cứu của chúng tôi đặt ra là làm thế nào mà có thể sử dụng thông tin di truyền đó để khám phá ra các nguyên nhân gây tác động xấu đến sức khỏe. Nếu thành công, chúng tôi sẽ xác định chính xác các tác nhân gây bệnh trên cơ thể người”, ông Okada nói.

Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã phân tích, tìm hiểu những thông tin liên quan đến di truyền và lâm sàng (những thông tin có được trong quá trình điều trị của bệnh nhân) của gần 700.000 tình nguyện viên từ các ngân hàng sinh học Biobank ở Anh, Phần Lan và Nhật Bản. Từ những dữ liệu nghiên cứu được, họ đã tính toán được điểm rủi ro đa gene.

“Các ngân hàng sinh học Biobank là một nguồn tài nguyên đáng kinh ngạc. Bằng cách kết hợp với các tư liệu có được từ các Biobank lớn ở Anh, Phần Lan và Nhật Bản, chúng tôi không chỉ có truy cập vào một lượng lớn dữ liệu mà còn có thể khám phá nhiều đặc điểm di truyền trên gene của các tình nguyện viên. Đây đều là hai yếu tố cần thiết để đưa ra kết luận có ý nghĩa lâm sàng”, Tiến sĩ Saori Sakaue, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Tìm ra hai nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá
genee đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong di truyền học. (Ảnh: Asian Scientist).

Theo Asian Scientist, nhóm nghiên cứu của ông Okada đã phát hiện ra rằng huyết áp caobéo phì là hai yếu tố có nguy cơ cao nhất làm giảm tuổi thọ của con người thời nay. Điều thú vị là trong khi huyết áp cao làm giảm tuổi thọ trên tất cả số người mà các nhà nghiên cứu điều tra, thì béo phì lại làm giảm tuổi thọ của những người châu Âu nhiều hơn.

Điều này cho thấy rằng bằng một cách nào đó, người dân Nhật Bản đã được bảo vệ khỏi những tác động xấu tới tuổi thọ của họ.

“Đây là những kết quả rõ ràng cho thấy di truyền có thể được sử dụng để dự đoán tình trạng sức khỏe. Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra giải pháp sử dụng các thông tin di truyền để tìm kiếm các yếu tố có nguy cơ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mục tiêu của việc này là giúp con người phát hiện sớm ra mầm bệnh và nhanh chóng thay đổi lối sống cũng như chuẩn bị trước liệu pháp trị bệnh. Cuối cùng, chúng tôi tin rằng phương pháp này sẽ cải thiện được sức khỏe của toàn bộ dân số trong tương lai”, ông Okada chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khí cười là gì? Khí cười có tác hại cho sức khỏe như thế nào?

Khí cười là gì? Khí cười có tác hại cho sức khỏe như thế nào?

Nitơ oxit là một chất không màu, không mùi, còn được gọi là “khí cười”. Bởi vì, khi hít vào, nitơ oxit làm chậm thời gian phản ứng của cơ thể, khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ.

Đăng ngày: 17/05/2020
7 việc làm trước khi đi ngủ hại không kém gì thức khuya, loạt bệnh tật tìm đến

7 việc làm trước khi đi ngủ hại không kém gì thức khuya, loạt bệnh tật tìm đến

Có nhiều thói quen mọi người hay làm trước khi đi ngủ nhưng lại có thể gây tổn hại sức khỏe không nhỏ.

Đăng ngày: 16/05/2020
Tác dụng tuyệt vời của quả trứng gà đối với sức khỏe

Tác dụng tuyệt vời của quả trứng gà đối với sức khỏe

Quả trứng gà là loại quả có tác dụng tuyệt vời mà ít ai nghĩ đến, trong quả trứng gà chứa polyphenol, carotenoids, nguồn chất xơ dồi dào giúp ngừa bệnh tim mạch, chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.

Đăng ngày: 16/05/2020
Cô máu thành dạng bột pha như sữa, giúp bảo quản được lâu và tiện dụng hơn

Cô máu thành dạng bột pha như sữa, giúp bảo quản được lâu và tiện dụng hơn

Nghiên cứu bước đầu về ý tưởng gửi trehalose vào trong hồng cầu để cô đặc và bảo quản máu bột của Kopachek đã được đăng tải trên tạp chí Biomicrofluidics. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cần phải mất...

Đăng ngày: 16/05/2020
Nhà khoa học MIT phát triển những chiếc khẩu trang tự động phát sáng khi dính virus corona

Nhà khoa học MIT phát triển những chiếc khẩu trang tự động phát sáng khi dính virus corona

Sau khi phát hiện ra chúng, vật liệu di truyền sẽ liên kết với các đoạn RNA trên virus, và nó "tan ra", kích hoạt các phản ứng sinh học để phát ra ánh sáng.

Đăng ngày: 15/05/2020
Hàng loạt người Hong Kong nhiễm virus viêm gan một cách bí ẩn từ chuột

Hàng loạt người Hong Kong nhiễm virus viêm gan một cách bí ẩn từ chuột

Các nhà khoa học phát hiện chuột chính là nguồn lây nhiễm bệnh viêm gan E cho một số người, nhưng vẫn đang tìm hiểu việc lây truyền diễn ra như thế nào.

Đăng ngày: 14/05/2020
Vì sao có rất nhiều thuốc diệt vi trùng nhưng rất ít thuốc diệt virus?

Vì sao có rất nhiều thuốc diệt vi trùng nhưng rất ít thuốc diệt virus?

Vào thời gian cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, việc sản xuất đại trà một loại thuốc kháng sinh mới được tìm ra là penicillin đã cứu sống rất nhiều thương binh bị nhiễm trùng vết thương.

Đăng ngày: 14/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News