Tìm thấy bụi không gian “già” nhất trên trái đất

Các chuyên gia địa chất Nhật Bản cho biết đã tìm thấy những mẩu vi thiên thạch, tức bụi không gian, rơi xuống trái đất cách đây 240 triệu năm.

Bụi không gian được tìm thấy ở Nhật - Ảnh: Wired.

Theo trang tin Physorg, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Tetsuji Onoue (Đại học Kagoshima) chủ trì đang nghiên cứu một dạng thạch anh vi tinh thể tại đảo Ajiro.

Mỗi năm có khoảng 30.000 tấn bụi không gian, phần lớn từ sao chổi và hành tinh nhỏ, rơi xuống trái đất. Tuy nhiên rất khó tìm thấy do chúng có kích cỡ siêu nhỏ và do cách thức chúng phát tán sau khi rơi xuống trái đất. Để tồn tại nguyên vẹn trong 240 triệu năm, các mẫu thử nghiệm của ông Onoue trước hết phải “sống sót” sau khi bị đốt cháy trong tầng khí quyển (90% bụi không gian rơi xuống trái đất bị thiêu rụi).

Sau đó, chúng sẽ rơi vào một lớp trầm tích nào đó, được bao bọc và giữ an toàn qua hàng ngàn thế kỷ. Với độ tuổi ước khoảng 240 triệu năm, những khối phỏng cầu giàu chất sắt cực nhỏ của chuyên gia Onoue “già” hơn khoảng 50 triệu tuổi so với bất kỳ bụi không gian nào được tìm thấy trước đây trên trái đất.

Trong báo cáo đăng trên chuyên san Geology số ra đầu tháng này, Onoue đã mô tả cách thức tìm kiếm vi thiên thạch ẩn trong đá sừng. Đầu tiên họ phải nghiền đá, sau đó dùng một cái sàng để rây bột đá. Kế tiếp, phần bột đã sàng được rửa sạch và được lọc lại một lần nữa bằng nam châm. Sau đó, các chuyên gia kiểm tra kết quả bằng một kính hiển vi điện tử và tìm thấy những khối phỏng cầu có đường kính chỉ khoảng 10 micron (1 micron = 1 phần triệu mét).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News