Tìm thấy sát thủ đầm lầy 280 triệu năm tuổi với cái đầu kì quái

Các nhà nghiên cứu ở Namibia đã phát hiện ra hóa thạch của một sinh vật đầm lầy khổng lồ đã tuyệt chủng có hộp sọ hình bồn cầu có khả năng bẫy mồi tuyệt hảo.

Đó là Gaiasia jennyae tồn tại vào khoảng 280 triệu năm trước, khoảng 40 triệu năm trước khi loài khủng long đầu tiên tiến hóa.

Tìm thấy sát thủ đầm lầy 280 triệu năm tuổi với cái đầu kì quái
Loài ăn thịt khổng lồ sống ở vùng đất đầm lầy Gondwana cách đây 280 triệu năm được phát hiện ở Namibia. (Ảnh: C. Marsicano).

Loài săn mồi đỉnh cao ở đầm lầy

Theo một tuyên bố, hộp sọ của nó dài hơn 60cm và các nhà nghiên cứu ước tính chiều dài của con vật này có thể tới 2,5 m, có thể là sinh vật lớn nhất cùng loại.

Các nhà nghiên cứu đã mô tả sinh vật đầm lầy này trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature. "Gaasia jennyae lớn hơn đáng kể so với con người và có lẽ nó thường sống gần đáy đầm lầy và hồ", đồng tác giả nghiên cứu Jason Pardo, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Field ở Chicago, Mỹ, cho biết.

G. jennyae có hàm răng đan vào nhau giúp nó có thể săn mồi. Các nhà nghiên cứu tin rằng, nó có thể là loài săn mồi đỉnh cao trong hệ sinh thái đầm lầy.

"Nó có một cái đầu to, phẳng, hình bệ xí, cho phép nó mở miệng và hút con mồi vào. Nó có những chiếc răng nanh khổng lồ, toàn bộ phía trước miệng chỉ là những chiếc răng khổng lồ," Pardo cho biết.

Tìm
Hình ảnh phục dựng minh họa loài Gaiasia jennyae. (Nguồn: Science Alert).

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hóa thạch này trong Gai-As Formation ở tây bắc Namibia, phần phía nam của siêu lục địa Gondwana khi G. jennyae tồn tại. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hóa thạch từ bốn cá thể, bao gồm các mảnh hộp sọ và một cột sống.

Vào thời điểm G. jennyae sinh sống, Namibia ngày nay nằm xa hơn về phía nam, gần như song song với điểm cực bắc của Nam Cực ngày nay, và kỷ băng hà đang dần kết thúc. Trong khi vùng đất gần đường xích đạo bắt đầu khô cạn và các loài động vật mới bắt đầu tiến hóa để lấp đầy hệ sinh thái, các đầm lầy gần hai cực vẫn còn tồn tại, cho phép động vật giữ lại nhiều đặc điểm nguyên thủy hơn.

G. jennyae là một loài bốn chân, loài động vật có xương sống ban đầu có các đặc điểm cơ bản của cá và loài bốn chân đầu tiên. Các loài bốn chân vẫn giữ lại các đặc điểm dưới nước như mang và có các chi chưa tiến hóa hoàn toàn để di chuyển trên cạn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
20 di chỉ bí ẩn tiết lộ về nền văn hóa nhân loại chưa từng biết

20 di chỉ bí ẩn tiết lộ về nền văn hóa nhân loại chưa từng biết

Những tác phẩm nghệ thuật từ nền văn hóa bí ẩn 4.000 năm trước đã được phát hiện hàng loạt tại Công viên quốc gia Canaima của Venezuela.

Đăng ngày: 04/07/2024
Phát hiện sốc về một loài người khác tiến hóa vượt bậc

Phát hiện sốc về một loài người khác tiến hóa vượt bậc

Xã hội một loài người đã tuyệt chủng có thể " đi trước thời đại" so với chúng ta ở một số lĩnh vực, ví dụ y tế.

Đăng ngày: 02/07/2024

"Ngôi nhà đá" Ả Rập 13.000 tuổi viết lại lịch sử

Các cuộc khai quật ở 30 di chỉ trên khắp tiểu vương quốc Fujairah cho thấy một bức tranh khác về vùng Ả Rập cuối kỷ băng hà.

Đăng ngày: 01/07/2024
Phát hiện sinh vật lạ 550 triệu tuổi ở Trung Quốc

Phát hiện sinh vật lạ 550 triệu tuổi ở Trung Quốc

Sinh vật lạ lùng ở tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc thuộc về thời kỳ gọi là " những năm bị mất", có thể giải thích sự tiến hóa ban đầu của động vật địa cầu.

Đăng ngày: 30/06/2024
Phát hiện ngôi mộ hoàng gia có vết máu, ám chỉ sự hiến tế con người

Phát hiện ngôi mộ hoàng gia có vết máu, ám chỉ sự hiến tế con người

Các nhà nghiên cứu kiểm tra bức tường của một ngôi mộ nghi lễ ở Benin đã tìm thấy các protein được cho là có từ máu người.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tuyệt tích 510 triệu năm, quái vật Cambri

Tuyệt tích 510 triệu năm, quái vật Cambri "hiện hình" nguyên vẹn

Một " Pompeii kỷ Cambri" vừa được tìm thấy ở Morocco, nơi các loài quái vật hơn nửa tỉ năm trước hiện về dưới dạng 3D hoàn hảo.

Đăng ngày: 29/06/2024
Trái đất từng rách toạc ở Mông Cổ, đại dương mới ra đời?

Trái đất từng rách toạc ở Mông Cổ, đại dương mới ra đời?

Khu vực này của Mông Cổ từng là đại dương suốt 115 triệu năm, sau khi đá sôi từ vỏ Trái đất trỗi dậy, xé toạc một vùng rộng lớn.

Đăng ngày: 29/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News