Trái đất có thể trúng pháo vũ trụ hôm nay, cảnh báo mất điện, hỏng GPS

Trung tâm Dự báo thời tiết không gian thuộc Cục Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) vừa đưa ra dự báo về trường địa từ không ổn định xung quanh Trái đất vào ngày 6 và 7-8.

Nguyên nhân của sự việc là một "họng súng" từ Mặt trời vừa quay đúng hướng Trái đất. Đó là một vết đen Mặt trời lớn, có thể giải phóng những quả pháo sáng gây bão địa từ, thậm chí là cả một quả cầu plasma khổng lồ gọi là các vụ phóng khối lượng đăng quang (CME).

Ngày 6 và 7-8, từ quyển Trái đất có thể "trúng đạn". Các quả đạn plasma này sẽ gây nhiễu loạn từ trường, theo NOAA là chắc chắn sẽ gây cực quang, dù chưa khẳng định khả năng trở thành một cơn bão địa từ toàn diện.

Trái đất có thể trúng pháo vũ trụ hôm nay, cảnh báo mất điện, hỏng GPS
Một mặt của Mặt trời, gần với phía hướng về Trái đất - (Ảnh: SDO/NASA)

Các cú tấn công từ ngôi sao mẹ đang thời kỳ bùng nổ này có thể gây nên một số sự cố cho các hệ thống của con người, cụ thể là tấn công lưới điện, hệ thống định vị... Ít nhất nó sẽ gây mất điện vô tuyến sóng ngắn ở một vài nơi, nặng hơn thì có thể khiến các máy bay gặp khó khăn khi định vị, thậm chí làm vệ tinh "rơi rụng".

Theo tiến sĩ Dean Pesnell từ dự án Đài quan sát động lực học Mặt trời (SDO) của NASA, Mặt trời liên tục rung động do các bong bóng đối lưu va vào về mặt. Các bong bóng nóng và mát liên tục nổi lên và rơi xuống, di chuyển năng lượng xung quanh, gây ra những xung động có thể được SDO ghi nhận.

Từ trường mạnh từ những vết đen Mặt trời làm chậm những dao động này, vì thế SDO có thể nhớ đó mà theo dõi cả những vết đen khi nó chưa hướng về phía Trái đất, từ đó hỗ trợ các cơ quan quan sát vũ trụ khắp thế giới dự báo về những hiện tượng không gian.

Cuối tuần này, một vết đen được dự báo sẽ quay về phía Trái đất, cung cấp cơ sở để dự báo về những vụ "trúng đạn" vũ trụ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chụp được

Kính viễn vọng James Webb chụp được "vật thể xuyên không" hơn 13,5 tỉ năm trước?

Siêu kính viễn vọng James Webb có thể đã khai quật được báu vật vũ trụ - thiên hà xa xôi, cổ xưa nhất từng được biết đến.

Đăng ngày: 06/08/2022
Chiêm ngưỡng Thiên hà bánh xe qua kính viễn vọng James Webb

Chiêm ngưỡng Thiên hà bánh xe qua kính viễn vọng James Webb

Hình ảnh về Thiên hà Cartwheel, nằm cách chúng ta khoảng 500 triệu năm ánh sáng, được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian James Webb mới của NASA và đang khiến cư dân mạng mê mẩn.

Đăng ngày: 05/08/2022
Hàn Quốc phóng tàu thăm dò Mặt trăng đầu tiên

Hàn Quốc phóng tàu thăm dò Mặt trăng đầu tiên

Ngày 5/8, Hàn Quốc đã phóng tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên của nước này trong bối cảnh Seoul đẩy mạnh các chương trình vũ trụ nhằm tham gia vào cuộc đua ngoài không gian.

Đăng ngày: 05/08/2022
Vệ tinh Starlink thế hệ mới sẽ

Vệ tinh Starlink thế hệ mới sẽ "tàng hình" trên bầu trời

SpaceX cho biết những nâng cấp mới đối với vệ tinh Starlink 2.0 sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng tới quan sát bầu trời của cộng đồng thiên văn trên toàn cầu.

Đăng ngày: 04/08/2022
Lần đầu tìm thấy vật chất tối từ 12 tỷ năm trước

Lần đầu tìm thấy vật chất tối từ 12 tỷ năm trước

Từ một di tích hóa thạch còn sót lại từ Vụ nổ lớn (Big Bang), các nhà khoa học đã phát hiện vật chất tối lâu đời nhất từ trước đến nay.

Đăng ngày: 04/08/2022
Hôm nay,

Hôm nay, "bão vũ trụ" G1 đổ bộ Trái đất

Những cơn gió tốc độ cao, đầy năng lượng từ một lỗ hổng trong bầu khí quyển của Mặt trời đã được thiết lập để đâm sầm vào từ trường Trái đất vào ngày 3-8.

Đăng ngày: 03/08/2022
New Zealand đang bị thiên thạch bắn phá?

New Zealand đang bị thiên thạch bắn phá?

Nhiều báo cáo thiên thạch rơi xuống New Zealand gần đây, trong đó có một thiên thạch lớn nổ tương đương 1.800 tấn thuốc nổ TNT, khiến nhiều người đặt câu hỏi: nước này đang bị các thiên thạch " bắn phá"?

Đăng ngày: 03/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News