Lần đầu tìm thấy vật chất tối từ 12 tỷ năm trước

Từ một di tích hóa thạch còn sót lại từ Vụ nổ lớn (Big Bang), các nhà khoa học đã phát hiện vật chất tối lâu đời nhất từ trước đến nay.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nagoya, Nhật Bản vừa phát hiện ra vật chất tối xung quanh các thiên hà tồn tại cách đây khoảng 12 tỷ năm. Đây được xem là khám phá quan trọng, có thể giải mã sự hình thành và phát triển của vật chất bí ẩn thống trị vũ trụ này.

Lần đầu tìm thấy vật chất tối từ 12 tỷ năm trước
Vật chất tối được mô tả là không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ.

Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ "vật chất tối" chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa được biết đến. Vật chất tối được mô tả là không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận ra nó vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn và các vật thể khác cũng như với toàn thể vũ trụ.

Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc của thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ nổ lớn, các nhà khoa học cho rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất trong vũ trụ (vốn được chia thành vật chất tối và vật chất thường).

Do ánh sáng phải mất một khoảng thời gian hữu hạn để truyền từ các vật thể ở xa tới Trái Đất, nên những gì mà các nhà thiên văn học nhìn thấy chỉ là "hình chiếu" của các thiên hà, khi chúng trên thực tế đã rời khỏi vị trí đó từ rất lâu. Trong suốt hàng thế kỷ, chúng ta đã đi tìm một "công thức" để có thể nhìn lại sự hình thành của vũ trụ cách đây hàng tỷ năm.

Tuy nhiên, việc quan sát vật chất tối thậm chí còn phức tạp hơn, khi nó không tương tác và phản ứng với ánh sáng như vật chất thông thường được tạo ra từ proton và neutron.

Để "nhìn thấy" vật chất tối, các nhà thiên văn học phải dựa vào sự tương tác của nó với lực hấp dẫn. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn còn những hạn chế, khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc lập bản đồ phân bố vật chất tối cho các thiên hà từ khoảng 8 đến 10 tỷ năm tuổi.

Kết quả từ nghiên cứu mới thậm chí cho thấy vật chất tối trong vũ trụ sơ khai ít "vón cục" hơn so với dự đoán từ nhiều mô hình trước đó. Điều này có thể làm thay đổi toàn bộ hiểu biết của các nhà khoa học về cách thức mà các thiên hà phát triển, đồng thời cho thấy các quy tắc cơ bản trong hoạt động của vũ trụ cách đây 13,7 tỷ năm có thể đã rất khác biệt.

"Mặc dù chưa thể khẳng định, song nếu đây là sự thật, toàn bộ mô hình về vụ trụ có thể sẽ bị sai sót khi chúng ta tìm cách quay ngược thời gian", GS. Masami Ouchi của Đại học Tokyo cho biết.

Nghiên cứu của nhóm đã được công bố ngày 1/8 trên tạp chí Physical Review Letters.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hôm nay,

Hôm nay, "bão vũ trụ" G1 đổ bộ Trái đất

Những cơn gió tốc độ cao, đầy năng lượng từ một lỗ hổng trong bầu khí quyển của Mặt trời đã được thiết lập để đâm sầm vào từ trường Trái đất vào ngày 3-8.

Đăng ngày: 03/08/2022
New Zealand đang bị thiên thạch bắn phá?

New Zealand đang bị thiên thạch bắn phá?

Nhiều báo cáo thiên thạch rơi xuống New Zealand gần đây, trong đó có một thiên thạch lớn nổ tương đương 1.800 tấn thuốc nổ TNT, khiến nhiều người đặt câu hỏi: nước này đang bị các thiên thạch " bắn phá"?

Đăng ngày: 03/08/2022
Phát hiện tiểu hành tinh lao tới Trái đất tốc độ 116.000km/h

Phát hiện tiểu hành tinh lao tới Trái đất tốc độ 116.000km/h

Tiểu hành tinh 2022 OE2 với đường kính 170 - 380 m đang bay về phía Trái Đất với khoảng cách gần nhất dự kiến là 5,15 triệu km.

Đăng ngày: 03/08/2022
Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống Indonesia và Malaysia

Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống Indonesia và Malaysia

Một số mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống Trái Đất cuối tuần trước được phát hiện trên đảo Borneo.

Đăng ngày: 03/08/2022
Cơn bão Mặt trời lớn có thể

Cơn bão Mặt trời lớn có thể "ném" không gian gần Trái đất vào hỗn loạn

Sau một cơn bão Mặt trời lớn, các chuyên gia cho biết nguy cơ va chạm vệ tinh sẽ rất cao, đồng thời việc mất dấu hàng trăm vệ tinh cũng đã từng xảy ra.

Đăng ngày: 02/08/2022
Vàng trong Hệ Mặt trời đến từ đâu? Vàng ở đâu nhiều nhất trong Hệ Mặt trời?

Vàng trong Hệ Mặt trời đến từ đâu? Vàng ở đâu nhiều nhất trong Hệ Mặt trời?

Vàng ở đâu nhiều nhất trong Hệ Mặt trời? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem vàng trong Hệ Mặt trời của chúng ta đến từ đâu.

Đăng ngày: 01/08/2022
Đón mưa sao băng đẹp nhất năm và siêu trăng trong tháng 8 này

Đón mưa sao băng đẹp nhất năm và siêu trăng trong tháng 8 này

Mưa sao băng đẹp nhất năm hay siêu trăng cuối cùng của năm là hai trong số các sự kiện thiên văn kỳ thú có thể quan sát trong tháng 8 này.

Đăng ngày: 01/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News