Trạm Vũ trụ Quốc tế bị rò rỉ, NASA lo ngại "sự cố thảm khốc"

Một phân đoạn của Trạm vũ trụ quốc tế do Nga kiểm soát đang bị rò rỉ, khiến áp suất và không khí chảy ra ngoài. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã bày tỏ lo ngại về khả năng xảy ra "sự cố thảm khốc" nên đã tiến hành các cuộc điều tra và thực hiện các phương án dự phòng.

Hiện tượng rò rỉ không khí lần đầu tiên trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được phát hiện vào năm 2019 trong một đường hầm kết nối một module của Nga, được gọi là Zvezda, với một cảng kết nối chào đón tàu vũ trụ chở hàng hóa và vật tư.

Mặc dù vụ rò rỉ đã được phát hiện từ lâu và đã có một số phương án bước đầu giúp ngăn chặn tối đa vụ việc, nhưng tốc độ rò rỉ không khí của module này đã đạt mức cao nhất trong năm nay.


Module Zvezda trên Trạm vũ trụ quốc tế đang kết nối với module khác. (Ảnh: NASA).

NASA cho biết trong một tuyên bố, vấn đề trở nên trầm trọng hơn do các vết nứt nghi ngờ là "rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường và có các giá đỡ và đường ống gần đó, khiến việc đưa các công cụ chẩn đoán vào những khu vực này trở nên khó khăn".

Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn việc rò rỉ không khí, theo NASA, tỷ lệ rò rỉ vẫn "dao động từ 2 đến 2,5 pound không khí mỗi ngày”.

Các viên chức giám sát tại Mỹ hiện coi đây là vấn đề cấp bách nhất mà trạm vũ trụ đang già cỗi này phải đối mặt, vấn đề này có thể đe dọa đến sự an toàn của phi hành đoàn, theo báo cáo gần đây từ Văn phòng Tổng thanh tra của NASA.

Cơ quan vũ trụ Mỹ "đã bày tỏ lo ngại về tính toàn vẹn trong cấu trúc của module bị rò rỉ và khả năng xảy ra sự cố thảm khốc", Bob Cabana - cựu phi hành gia NASA, chủ tịch Ủy ban Cố vấn ISS của NASA - cho biết trong cuộc họp về vấn đề này.

Nhưng trong khi Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đã chỉ đạo các phi hành gia tìm kiếm và xử lý các khu vực có vấn đề giúp làm giảm tỷ lệ rò rỉ, thì nhóm nghiên cứu Nga "không tin rằng sự cố thảm khốc...là điều có thể xảy ra", Cabana cho biết.

"Người Nga tin rằng các hoạt động trên đường hầm kết nối vẫn an toàn - nhưng họ không thể chứng minh điều đó để chúng tôi hài lòng", Cabana nói thêm. "Và Mỹ tin rằng điều đó không an toàn, nhưng chúng tôi không thể chứng minh điều đó để Nga hài lòng".

Những bất đồng vẫn tiếp diễn mặc dù 2 bên đã có nhiều cuộc họp về vấn đề này.


Nhà du hành vũ trụ Oleg Novitskiy của Roscosmos được nhìn thấy trong module dịch vụ Zvezda. (Ảnh: NASA).

NASA đã có những biện pháp dự phòng để đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn, nhưng về lâu dài NASA lo ngại rằng sự cố rò rỉ không khí thể gây ra mối đe dọa đến sự an toàn của phi hành đoàn và làm giảm tuổi thọ của Trạm Vũ trụ.

Trong báo cáo của mình, Văn phòng Tổng thanh tra lưu ý: “Mặc dù ISS có thể hoạt động nếu cửa sập vào khu vực bị ảnh hưởng đóng vĩnh viễn, nhưng điều này có thể ảnh hưởng đến việc giao hàng vì sẽ có ít hơn một cảng giao hàng. Việc đóng vĩnh viễn cửa sập cũng sẽ cần thêm nhiên liệu đẩy để duy trì độ cao và hướng của Trạm”.

Hiện nay, Mỹ đang thúc đẩy các chuyên gia độc lập từ cả hai phía đánh giá mức độ nguy hiểm của việc rò rỉ giúp hai cơ quan vũ trụ đạt được sự đồng thuận về nguyên nhân gốc rễ và mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Trong khi đó, các phi hành gia và nhà du hành vũ trụ trên trạm vũ trụ được yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như luôn bịt kín đoạn rò rỉ, ngoại trừ khi phải mở ra để dỡ hàng từ tàu vũ trụ đến cảng kết nối gần đó.


Ghế pallet sẽ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. (Ảnh: NASA).

Ngoài việc yêu cầu các phi hành gia đóng cửa lối vào khu vực của Nga khi đường hầm chuyển tiếp Zvezda mở cửa, cơ quan Mỹ hiện đang lắp thêm một "ghế pallet" trên tàu vũ trụ SpaceX Crew Dragon.

Ghế pallet nằm trên một khu vực trong tàu vũ trụ thường được dùng để chứa hàng hóa và về cơ bản, nó là một miếng xốp mà phi hành gia có thể tự thắt chặt mình nếu họ cần đi tàu vũ trụ Crew Dragon về nhà trong trường hợp khẩn cấp.

Cụ thể, ghế pallet được dành riêng cho các phi hành gia của NASA đi nhờ tàu vũ trụ Soyuz của Nga lên trạm vũ trụ, như họ đã làm trong nhiều năm theo thỏa thuận đổi chỗ ngồi giữa Mỹ và Nga.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện 263 thiên thể ngoài Hệ Mặt trời, gợi mở một vành đai bí ẩn bên ngoài Vành đai Kuiper

Phát hiện 263 thiên thể ngoài Hệ Mặt trời, gợi mở một vành đai bí ẩn bên ngoài Vành đai Kuiper

Gần đây, các khám phá mới từ kính viễn vọng Subaru đã mang lại những hiểu biết đột phá về các vùng xa xôi nằm ở rìa của Hệ Mặt trời, mở ra khả năng về một "vành đai" mới cách xa vành đai Kuiper.

Đăng ngày: 10/05/2025
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Những phát hiện từ tàu vũ trụ BepiColombo của châu Âu - Nhật Bản có thể lý giải cách một hành tinh giống Trái Đất trở thành "hỏa ngục".

Đăng ngày: 08/05/2025
Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Khoảng một nghìn tỉ hạt nhỏ gọi là neutrino xuyên qua bạn mỗi giây. Được tạo ra trong Vụ nổ lớn Big Bang, những neutrino nguyên thủy này tồn tại trong toàn bộ vũ trụ, nhưng chúng không thể làm hại bạn.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News