Rò rỉ trên ISS đáng lo ngại nhất với an toàn của phi hành gia
NASA và Nga đã xác định 50 "khu vực đáng lo ngại" trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong đó vụ rò rỉ chất làm mát từ 2019 vẫn là nguy cơ hàng đầu.
Trong khi NASA và Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đang giải quyết vấn đề rò rỉ trên ISS, thì đây vẫn là "rủi ro an toàn" hàng đầu đối với các phi hành gia trên tàu, theo báo cáo của Văn phòng Tổng Thanh tra (OIG) của NASA công bố vào tháng trước.
Các quan chức NASA khi trả lời phỏng vấn trên Washington Post, cho biết họ đang theo dõi bốn vết nứt và 50 "khu vực đáng lo ngại" khác trên ISS. Các vết nứt đã được Roscosmos "che phủ bằng sự kết hợp của chất bịt kín và miếng vá". Cùng với đó các biện pháp sửa chữa vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên, khu vực rò rỉ vẫn là nguy cơ hàng đầu, ở mức 5 trên thang điểm 5, trong các đánh giá rủi ro nội bộ của NASA, theo OIG.
"Chúng tôi đã nhiều lần truyền đạt sự nghiêm trọng của các vết rò rỉ, bao gồm cả khi tôi ở Nga đầu năm nay", phó giám đốc Jim Free nói thêm trong cuộc phỏng vấn. Vì các vết rò rỉ nằm gần cửa trạm, Free cho biết Roscosmos đã đồng ý với yêu cầu của NASA để đóng cửa trạm càng nhiều càng tốt: "Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận họ đóng cửa vào buổi tối".
Trạm Vũ trụ Quốc tế. (Ảnh:SpaceX/NASA).
Các phi hành gia của NASA cũng ở lại phía Mỹ của khu phức hợp quỹ đạo để gần với phương tiện thoát hiểm của họ, trong trường hợp cần phải sơ tán. Tuy nhiên, NASA đã nhiều lần nhấn mạnh rằng rò rỉ không gây ra mối đe dọa ngay lập tức cho các phi hành gia.
"Hiện tại không ảnh hưởng đến an toàn phi hành đoàn hay hoạt động của phương tiện, nhưng là điều mọi người cần chú ý", giám đốc chương trình ISS Joel Montalbano nói trong một cuộc họp báo vào tháng 2/2024.
ISS bị rò rỉ chất làm mát ở đoạn cuối của module Nga khi tàu vũ trụ Progress ghép nối với trạm, quản lý chương trình ISS của NASA là Joel Mantalbano thông báo hồi tháng 2 tại Trung tâm vũ trụ Kennedy. Theo Montalbano, khu vực đó dài khoảng 0,9 m.
Rò rỉ đã kéo dài 5 năm và các biện pháp vá đã được triển khai từ khi phát hiện, các cơ quan chức năng Roscosmos cho biết trong một buổi họp báo trực tuyến vào 27/9. Hiện việc sửa chữa đã giảm đáng kể rò rỉ cao nhất quan sát được vào tháng 4/2024 (gần 1,7kg mỗi ngày) xuống còn 2,4 pound (khoảng hơn 1kg) mỗi ngày.
Sơ đồ Trạm vũ trụ quốc tế với đường hầm chuyển modul dịch vụ. Các phân đoạn của Nga, bao gồm cả đường hầm (màu đỏ). Rò rỉ từ khu vực này đã tăng lên mức đỉnh mới là 1,7kg mỗi ngày tính đến tháng 4/2024. (Ảnh: NASA OIG).
ISS dự kiến hoạt động đến 2030 để phục vụ nhu cầu nhân sự của NASA và cung cấp nghiên cứu thương mại ở quỹ đạo thấp của Trái đất. Trong thập kỷ tiếp theo, NASA hy vọng sẽ có một loạt trạm không gian thương mại sẵn sàng tiếp quản hoạt động.
OIG của NASA đang theo dõi một số rủi ro khác có thể đe dọa việc duy trì ISS lâu dài, từ một cú va chạm đột ngột của vi thiên thạch đến vấn đề chuỗi cung ứng.
SpaceX đã được giao nhiệm vụ xây dựng một tàu vũ trụ loại Dragon lớn để loại bỏ ISS khỏi quỹ đạo, theo một hợp đồng được NASA trao đầu năm nay. OIG cho biết sẽ tìm hiểu thêm về lịch trình, chi phí và rủi ro liên quan đến phương tiện mới và kế hoạch dời trạm.

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?
"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?
Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?
Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.
