Trạm vũ trụ Trung Quốc bị mảnh vỡ không gian đâm trúng

Trạm vũ trụ Thiên Cung va chạm với mảnh vỡ không gian khiến phần pin Mặt trời bị hư hại và được sửa chữa thành công.

Các phi hành gia của nhiệm vụ Thần Châu 17 thực hiện hai chuyến đi bộ không gian bên ngoài trạm Thiên Cung trong mùa đông vừa qua, chuyến gần nhất diễn ra hôm 1/3, để sửa chữa phần hư hỏng. Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường các biện pháp xử lý rác vũ trụ sau khi trạm vũ trụ Thiên Cung bị mất điện một phần do các tấm pin Mặt trời bị mảnh vỡ không gian đâm trúng, Space hôm 24/4 đưa tin.

Trạm
Phi hành gia của nhiệm vụ Thần Châu 17 đi bộ ngoài không gian để sửa chữa pin Mặt trời trên trạm vũ trụ Thiên Cung ngày 1/3/2024. (Ảnh: CMSA)

Các chuyến đi bộ không gian đã diễn ra thành công, Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết hôm 24/4 trong một cuộc họp báo. Cơ quan này cũng lên kế hoạch hành động tích cực hơn trong tương lai nhằm đảm bảo an toàn trước rác vũ trụ.

Xinhua, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, không nêu rõ mảnh vỡ gây hư hại cho trạm Thiên Cung là từ các vi thiên thạch hay hoạt động của con người. Cả hai loại mảnh vỡ này đều là mối đe dọa với trạm Thiên Cung và Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Những mảnh vỡ không gian từ hoạt động của con người đang ngày càng nhiều. Tính đến tháng 4/2024, Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đang theo dõi hơn 43.000 vật thể không gian. Theo tổ chức Union for Concerned Scientists, tính đến tháng 5/2023, có hơn 7.500 vệ tinh đang hoạt động trên không gian, đa số là vệ tinh băng thông rộng Starlink của SpaceX.

Trạm Thiên Cung đã nhiều lần điều chỉnh vị trí để tránh va chạm với mảnh vỡ không gian. Theo phó giám đốc CMSA Lin Xiqiang, Trung Quốc đang tăng cường khả năng dự báo chính xác quỹ đạo của trạm vũ trụ và các mục tiêu nhỏ quỹ đạo thấp, tối ưu hóa những quy trình cảnh báo và tránh va chạm trong không gian, đồng thời giảm 30% tỷ lệ cảnh báo sai.

Biện pháp sắp tới bao gồm theo dõi trạm Thiên Cung kỹ lưỡng hơn với camera độ phân giải cao gắn trên cánh tay robot của trạm và giao nhiệm vụ gia cố trạm cho phi hành đoàn Thần Châu 18. Trong các chuyến đi bộ không gian, họ sẽ lắp đặt thiết bị giúp tăng khả năng chống chọi với mảnh vỡ không gian cho đường ống, dây cáp và thiết bị quan trọng bên ngoài trạm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sao Mộc đã ném một hành tinh khác về phía Trái đất?

Sao Mộc đã ném một hành tinh khác về phía Trái đất?

Sự bất ổn của hành tinh khổng lồ nhất Thái Dương hệ đã gián tiếp khiến Trái Đất sinh ra Mặt Trăng.

Đăng ngày: 30/04/2024

"Đứa cháu" 13 tỉ tuổi của vụ nổ Big Bang lao về phía Trái đất

Một ngôi sao cổ ẩn mình trong vệ tinh " sát thủ" của thiên hà chứa Trái đất, thuộc về thế hệ sao thứ hai, ra đời ngay sau sự kiện "Vụ nổ Big Bang".

Đăng ngày: 29/04/2024
Cuộc chiến của NASA nhằm cứu tàu vũ trụ xa 24 tỷ km

Cuộc chiến của NASA nhằm cứu tàu vũ trụ xa 24 tỷ km

Suốt khoảng 5 tháng, các chuyên gia tìm mọi cách để sửa lỗi và khôi phục liên lạc cho Voyager 1, con tàu đã hoạt động gần nửa thế kỷ.

Đăng ngày: 29/04/2024
Những hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 5

Những hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 5

Mưa sao băng Eta Aquarid đạt tới 60 sao băng một giờ ở cực điểm sẽ diễn ra trong tháng 5. Cùng với đó là hiện tượng Trăng mới, Sao Thủy ở vị trí ly giác cực đại phía Tây.

Đăng ngày: 29/04/2024
Kính viễn vọng Hubble đón sinh nhật lần thứ 34 với nhiều kỷ lục ấn tượng

Kính viễn vọng Hubble đón sinh nhật lần thứ 34 với nhiều kỷ lục ấn tượng

Kính thiên văn Hubble đã kỷ niệm 34 năm hoạt động với hình ảnh tinh vân tuyệt đẹp.

Đăng ngày: 29/04/2024
Trung Quốc công bố bản đồ địa chất Mặt trăng thu từ chương trình Hằng Nga

Trung Quốc công bố bản đồ địa chất Mặt trăng thu từ chương trình Hằng Nga

Hôm 21/4, Trung Quốc vừa công bố tập bản đồ địa chất Mặt Trăng có độ chính xác cao đầu tiên trên thế giới dựa trên các dữ liệu có được trong chương trình thám hiểm Hằng Nga.

Đăng ngày: 28/04/2024
NASA tiết lộ “hồ thủy tinh” ở nơi khủng khiếp nhất Hệ Mặt trời

NASA tiết lộ “hồ thủy tinh” ở nơi khủng khiếp nhất Hệ Mặt trời

NASA vừa tiết lộ những hình ảnh đáng kinh ngạc từ chuyến bay áp sát " hỏa ngục" Io của tàu vũ trụ Juno.

Đăng ngày: 28/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News