Trung Quốc đưa khỉ lên vũ trụ thử nghiệm sinh sản
Nhà khoa học Trương Lộ thuộc Trung tâm Kỹ thuật và dự án ứng dụng không gian (Học viện Khoa học Trung Quốc) cho biết nước này có kế hoạch đưa khỉ lên trạm vũ trụ Thiên Cung để nghiên cứu cách chúng phát triển và sinh sản trong môi trường không trọng lực.
Thử nghiệm dự kiến diễn ra ở module lớn nhất của Thiên Cung - nơi chủ yếu được dùng cho thử nghiệm khoa học sự sống.
Bên trong module chính của trạm vũ trụ Thiên Cung - (Ảnh: CNN)
Nhà khoa học Trương cho biết sau khi nghiên cứu trên sinh vật nhỏ như cá và ốc, nghiên cứu với chuột và khỉ sẽ được tiến hành. Ông tin rằng thử nghiệm như vậy giúp tăng hiểu biết về khả năng thích nghi của một số sinh vật với nhiều môi trường vũ trụ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia chỉ ra vẫn còn không ít khó khăn liên quan đến nghiên cứu những dạng sống phức tạp như chuột hay linh trưởng. Các nhà khoa học Liên Xô từng đưa chuột ra ngoài vũ trụ thử nghiệm sinh sản trong một chuyến bay kéo dài 18 ngày, kết quả chẳng con nào có dấu hiệu mang thai và sinh con sau khi trở về Trái đất.
Giáo sư Kehkooi Kee (Đại học Thanh Hoa) cho biết thách thức của thí nghiệm khoa học sự sống trong vũ trụ tăng lên cấp số nhân theo kích thước sinh vật thí nghiệm. Ông cũng lưu ý phi hành gia phải cho sinh vật thí nghiệm ăn, dọn chất thải cho chúng.
Giới chuyên gia chỉ ra vài nghiên cứu trước đây cho thấy môi trường không trọng lực làm tổn thương tinh hoàn và các cơ quan sinh sản khác, dẫn đến sự suy giảm đáng kể hormone sinh dục ở sinh vật thí nghiệm.
Nhưng giống như nhà khoa học Trương, Giáo sư Kee khẳng định loại thí nghiệm này là cần thiết khi nhiều quốc gia đều có tham vọng định cư lâu dài trên Mặt trăng hay sao Hỏa.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
