Trung Quốc chinh phục không gian: Hướng đến một thế lực lớn!

Ba phi hành gia Trung Quốc vừa được đưa lên không gian, bắt đầu sứ mệnh kéo dài 6 tháng làm việc trên trạm vũ trụ mới của nước này. Đây là bước đi mới nhất của Trung Quốc trong việc trở thành cường quốc không gian hàng đầu trong nhiều thập kỷ tới.

Giải đáp về Trạm vũ trụ Tiangong

Năm ngoái, Trung Quốc đã đưa vào quỹ đạo mô đun đầu tiên của trạm vũ trụ Tiangong. Họ có kế hoạch tăng cường thêm số mô đun để phục vụ các hoạt động chức năng riêng biệt trên Tiangong. Theo đó, Trung Quốc sẽ phóng mô đun phòng thí nghiệm khoa học Mengtian vào cuối năm nay.

Năm tới, họ sẽ phóng một kính viễn vọng không gian, được gọi là Xuntian. Hệ thống này sẽ bay gần trạm vũ trụ chính để có thể di chuyển tới đây khi cần bảo dưỡng và tiếp nhiên liệu.

Tiangong sẽ có hệ thống, động cơ đẩy, hệ thống hỗ trợ sự sống và khu sinh hoạt riêng.

Trung Quốc là quốc gia thứ ba trong lịch sử đưa cả phi hành gia vào không gian và xây dựng một trạm vũ trụ, sau Liên Xô (nay là Nga) và Mỹ.

Họ có tham vọng lớn đối với Tiangong và hy vọng trạm này có thể thay thế được Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), dự kiến ngừng hoạt động vào năm 2031.

Các phi hành gia Trung Quốc không được lên ISS vì luật pháp Mỹ cấm cơ quan không gian của họ là Nasa chia sẻ dữ liệu với Trung Quốc.

Trung Quốc chinh phục không gian: Hướng đến một thế lực lớn!
Tên lửa Long March-2F, mang theo tàu vũ trụ Thần Châu 14 và ba phi hành gia, cất cánh từ Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan vào ngày 5/6 để lên quỹ đạo. (Ảnh: Reuters).

Kế hoạch lên Mặt trăng và sao Hỏa của Trung Quốc

Tham vọng của Trung Quốc không kết thúc ở đó. Một vài năm nữa, họ muốn lấy mẫu thí nghiệm từ các tiểu hành tinh gần Trái đất.

Đến năm 2030, họ đặt mục tiêu đưa các phi hành gia đầu tiên lên Mặt trăng và gửi các tàu thăm dò để thu thập các mẫu từ sao Hỏa và sao Mộc.

Các nước khác đang làm gì?

Khi Trung Quốc mở rộng vai trò của mình trong không gian, một số quốc gia khác cũng đang nhắm đến việc lên Mặt trăng.

Nasa có kế hoạch quay trở lại Mặt trăng cùng với các phi hành gia từ Mỹ và các quốc gia khác từ năm 2025 và đang bắt tay hoàn thiện tên lửa SLS khổng lồ mới của mình tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng đang thực hiện các sứ mệnh trên Mặt trăng của riêng họ.

Ấn Độ đã khởi động sứ mệnh Mặt trăng lớn thứ hai của nước này và muốn có trạm vũ trụ của riêng mình vào năm 2030.

Trong khi đó, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, hiện hợp tác với Nasa trong các sứ mệnh Mặt trăng, cũng đang lên kế hoạch xây dựng mạng lưới các vệ tinh quanh Mặt trăng để giúp các phi hành gia liên lạc với Trái đất dễ dàng hơn.

Quy định trong không gian?

Hiệp ước về Không gian bên ngoài của Liên hợp quốc năm 1967 viết rằng không một quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền trong không gian.

Thỏa thuận về Mặt trăng của Liên hợp quốc năm 1979 cũng cho biết không gian không được khai thác vì mục đích thương mại, nhưng Mỹ, Trung Quốc và Nga đã từ chối ký vào đó.

Giờ đây, Mỹ đang quảng bá Hiệp định Artemis, nêu rõ cách các quốc gia có thể khai thác khoáng sản trên Mặt trăng theo cách hợp tác.

Nga và Trung Quốc sẽ không ký Hiệp định này nói rằng Mỹ không có quyền đưa ra các quy tắc về không gian

Lịch sử của Trung Quốc trong không gian?

Trung Quốc đưa vệ tinh đầu tiên của mình lên quỹ đạo vào năm 1970. Các cường quốc khác đã lên vũ trụ vào giai đoạn đó là Mỹ, Liên Xô, Pháp và Nhật Bản. Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã phóng hơn 200 tên lửa. Họ cũng đã triển khai một tàu không người lái lên Mặt trăng, được gọi là Chang'e 5, để thu thập và trả lại các mẫu đá. Họ đã cắm một lá cờ Trung Quốc trên bề mặt Mặt trăng - lớn hơn những lá cờ Mỹ trước đây.

Với việc phóng tàu Thần Châu 14, Trung Quốc đã đưa 14 phi hành gia vào không gian, so với 340 của Mỹ và hơn 130 của Liên Xô (và hiện nay là Nga).

Tuy nhiên, nước này cũng đã có một số bước lùi. Vào năm 2021, một phần tên lửa của Trung Quốc đã rơi ra khỏi quỹ đạo và lao xuống Đại Tây Dương và nước này cũng đã có hai lần phóng không thành công lên không gian vào năm 2020.

Nguồn đầu tư cho chương trình không gian của Trung Quốc?

Truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã cho biết ít nhất 300.000 người đã làm việc cho các dự án không gian của Trung Quốc - gần gấp 18 lần so với hiện đang làm việc cho Nasa.

Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc được thành lập vào năm 2003 với ngân sách hàng năm ban đầu là hai tỷ NDT (300 triệu USD).

Tuy nhiên, vào năm 2016, Trung Quốc đã mở cửa ngành công nghiệp vũ trụ của mình cho các công ty tư nhân và các công ty này hiện đang đầu tư hơn 10 tỷ NDT (1,5 tỷ USD) mỗi năm, theo truyền thông Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc đi vào vũ trụ?

Trung Quốc rất muốn phát triển công nghệ vệ tinh của mình, để phát triển viễn thông, quản lý không lưu, dự báo thời tiết và điều hướng di chuyển, v.v.

Nhưng theo BBC, nhiều vệ tinh của họ cũng có mục đích quân sự. Chúng có thể giúp do thám các cường quốc đối thủ và dẫn đường cho các tên lửa tầm xa.

Lucinda King, giám đốc dự án không gian tại Đại học Portsmouth, cho biết Trung Quốc không chỉ tập trung vào các nhiệm vụ không gian tầm cỡ: "Họ rất mạnh mẽ trong mọi khía cạnh của không gian. Họ có động lực chính trị và nguồn lực để tài trợ cho các chương trình đã lên kế hoạch".

Các nhiệm vụ trên Mặt trăng của Trung Quốc một phần được thúc đẩy bởi cơ hội khai thác các kim loại đất hiếm từ bề mặt Mặt trăng, chẳng hạn như lithium.

Tuy nhiên, Giáo sư Sa'id Mosteshar, Giám đốc Học viện Luật và Chính sách Không gian tại Đại học London, nói rằng có lẽ nước này sẽ không trả tiền cho việc chỉ gửi các tàu khai thác nhiều lần lên Mặt trăng. Mà thay vào đó, chương trình không gian của Trung Quốc được thúc đẩy nhiều hơn bởi mong muốn gây ấn tượng với phần còn lại của thế giới. "Chương trình không gian là một chỉ báo của quyền lực và một minh chứng của tiến bộ công nghệ".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA sắp nghiên cứu vòm đá bí ẩn trên Mặt trăng

NASA sắp nghiên cứu vòm đá bí ẩn trên Mặt trăng

NASA sẽ điều khiển thiết bị thăm dò khám phá vòm đá tạo thành từ magma ở Mặt Trăng có cấu tạo khác hẳn khu vực xung quanh.

Đăng ngày: 07/06/2022
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị " anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 06/06/2022
Blue Origin lần thứ 5 thành công đưa khách du lịch lên không gian

Blue Origin lần thứ 5 thành công đưa khách du lịch lên không gian

Chuyến bay được thực hiện thành công đánh dấu lần phóng thứ 21 của tên lửa đẩy New Shepard và là chuyến bay lên không gian thứ 7 bằng tên lửa đặc biệt này.

Đăng ngày: 06/06/2022
NASA công bố cuộc tập trận 18 quốc gia chống

NASA công bố cuộc tập trận 18 quốc gia chống "sát thủ ngoài hành tinh"

Cuộc tập trận nhắm vào tiểu hành tinh mang tên Apophis, một trong các vật thể được xác định là có khả năng tác động đáng kể đến Trái đất vào năm 2029.

Đăng ngày: 06/06/2022

"Hạt ma quái" mới từ vũ trụ xâu thành chuỗi ngọc trên bầu trời

Một loạt kính viễn vọng cùng phát hiện các hạt ma quái kỳ lạ đang xâu chuỗi thành thứ giống như một chiếc vòng cổ nạm ngọc trên bầu trời Trái đất, theo mô tả của tờ Space.

Đăng ngày: 06/06/2022
Trái đất suýt bị lỗ đen quái vật hất bay khỏi thiên hà?

Trái đất suýt bị lỗ đen quái vật hất bay khỏi thiên hà?

Các nhà khoa học vừa xác định được một hành vi mới, cực kỳ rùng rợn của các lỗ đen quái vật, có thể khiến những thế giới như Trái Đất bị phá hủy từ trong nôi.

Đăng ngày: 06/06/2022
Những cột đá nhọn kỳ lạ trên sao Hỏa

Những cột đá nhọn kỳ lạ trên sao Hỏa

Robot tự hành Curiosity phát hiện những khối đá " gân guốc" hôm 15 5, theo hình ảnh gửi về Trái Đất.

Đăng ngày: 05/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News