Trung Quốc đào tạo phi hành gia nước ngoài cho trạm Thiên Cung
Sau quá trình tuyển chọn, các ứng viên nước ngoài sẽ đến Trung Quốc để được đào tạo chuyên sâu về cách sống và làm việc trên trạm vũ trụ.
Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu việc đào tạo phi hành gia nước ngoài cho những chuyến bay tới trạm vũ trụ Thiên Cung, AP hôm 28/2 đưa tin. Nhiều nước đã đưa ra đề nghị về các chuyến bay đến trạm Thiên Cung, Chen Shanguang, phó giám đốc kế hoạch Chương trình không gian có người lái của Trung Quốc, cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài CCTV hôm 25/2.
Phi hành gia Trung Quốc Fei Junlong tiến hành các hoạt động ngoài không gian trên trạm vũ trụ Thiên Cung ngày 9/2/2023. (Ảnh: Liu Fang/Xinhua/AP).
"Chúng tôi sẽ sớm bắt đầu lựa chọn ứng viên từ những nước này cho các chuyến bay chung tới trạm vũ trụ của chúng tôi. Họ có thể làm việc với phi hành gia của chúng tôi để thực hiện các nhiệm vụ khoa học trong không gian", Chen cho biết.
Các ứng viên sẽ trải qua quá trình tuyển chọn sơ bộ trước khi được đưa đến Trung Quốc để đào tạo chuyên sâu về cách vận hành tàu Thần Châu, cách sống và làm việc trên trạm vũ trụ. "Chúng tôi cũng hy vọng các ứng viên nước ngoài có thể nắm được một số kiến thức về văn hóa Trung Quốc vì họ sẽ ở trên trạm vũ trụ của Trung Quốc", Chen nói thêm.
Chen không nói liệu ứng viên có phải biết tiếng Trung hay không. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác hy vọng tiếng Trung sẽ là ngôn ngữ làm việc trên trạm Thiên Cung.
Trung Quốc phát triển trạm vũ trụ riêng sau khi bị loại khỏi chương trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). NASA bị cấm hợp tác với nước này trong hầu hết các trường hợp, theo luật Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và quốc gia khác trong các dự án không gian.
Trung Quốc hoàn thành cấu trúc chính hình chữ T của trạm Thiên Cung vào tháng 11 năm ngoái, gồm module lõi Thiên Hòa, hai module phòng thí nghiệm Mộng Thiên và Vấn Thiên. Trạm nặng khoảng 66 tấn, chỉ bằng một phần nhỏ so với trạm ISS 465 tấn.
Thiên Cung có thể chứa tối đa 6 phi hành gia, dù thường xuyên chỉ có 3 người trên trạm cho mỗi nhiệm vụ kéo dài khoảng 6 tháng. Với tuổi thọ 10 - 15 năm, đây có thể sẽ là trạm vũ trụ duy nhất còn hoạt động trong tương lai, nếu ISS "nghỉ hưu" vào cuối thập kỷ này như dự kiến.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"
Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.
