Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 41 vệ tinh lên quỹ đạo
Trung Quốc vừa phá kỷ lục của nước này về số vệ tinh phóng bằng một tên lửa duy nhất với vụ phóng lúc 12h30 hôm 15/6 (giờ Hà Nội).
Tên lửa Trường Chinh 2D cất cánh từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên, phía bắc Trung Quốc hôm 15/6, đưa 41 vệ tinh lên quỹ đạo. (Video: CGST).
Tên lửa Trường Chinh 2D phóng lên từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên, miền bắc Trung Quốc. Khi Trường Chinh 2D bay lên, có thể thấy những tấm cách nhiệt rơi ra khỏi tên lửa và sóng xung kích kim cương (sự hình thành các vệt sóng dừng trong luồng khí xả siêu thanh của hệ thống đẩy hàng không vũ trụ) xuất hiện trong luồng khí xả màu tím.
Tổng cộng có 41 vệ tinh nhỏ được đưa lên quỹ đạo, gồm 30 vệ tinh Jilin-1 GF06A0, 8 vệ tinh Jilin-1 GF03D, một vệ tinh HEGS-1 và hai vệ tinh Jilin-1 PT02A cho công ty vệ tinh viễn thám thương mại Trung Quốc Changguang Satellite (CGST).
Tổng cộng có 41 vệ tinh nhỏ được đưa lên quỹ đạo.
Vụ phóng đã phá kỷ lục cũ về số lượng vệ tinh trong một lần phóng của Trung Quốc là 26, do tên lửa Lijian 1 của công ty thương mại CAS Space thiết lập chỉ vài ngày trước đó. Con số này vẫn kém xa kỷ lục thế giới là 143 vệ tinh, do nhiệm vụ Transporter-1 của SpaceX thiết lập vào tháng 1/2021.
Các vệ tinh phóng hôm 15/6 chủ yếu bổ sung cho hệ thống viễn thám thương mại Jilin-1 của CGST. CGST đặt mục tiêu đưa hơn 300 vệ tinh lên quỹ đạo đến năm 2025, nhiều hơn gấp đôi so với kế hoạch trước đó là 138 vệ tinh Jilin-1.
Tên lửa Trường Chinh 2D cao 41m, có thể mang hàng hóa nặng 1.300 kg lên quỹ đạo đồng bộ Mặt trời cao 700km. Nhiệm vụ hôm 15/6 là lần phóng thứ 25 với hàng hóa là các vệ tinh Jilin-1. Đây là vụ phóng thứ 24 của Trung Quốc kể từ đầu năm và nước này dự định phóng hơn 200 phương tiện trong năm 2023.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
