Trung Quốc phát hiện loài bò sát có đuôi dài nhất từ trước đến nay
Trong thế giới của các loài bò sát, kích thước của đuôi rất quan trọng. Một số loài sử dụng đuôi dài để giữ thăng bằng, chẳng hạn như thằn lằn cỏ châu Á. Trong khi đó, các loài bò sát biển sử dụng đuôi để đẩy và cơ động.
Đầu tháng 5, các nhà khoa học Trung Quốc thông báo đã phát hiện bộ xương hóa thạch hoàn chỉnh của một loài bò sát biển ở tỉnh Vân Nam, sống lang thang trên biển cổ đại khoảng 244 triệu năm trước trong Kỷ Tam Điệp (Trias).
Hóa thạch của loài Honghesaurus longicaudalis có đuôi dài nhất trong số các loài pachypleurosaurs từng được biết đến. (Ảnh: China Daily)
Sinh vật thời tiền sử được đặt tên là Honghesaurus Longicaudalis, sở hữu chiếc đuôi dài nhất trong số các loài Pachypleurosaurs từng được biết đến. Đây cũng là hồ sơ hóa thạch lâu đời nhất của Trung Quốc về họ bò sát này.
Pachypleurosaurs là một nhóm bò sát biển cỡ nhỏ đến trung bình, giống thằn lằn ở kỷ Trias. Hóa thạch dài 47,1cm, đuôi dài hơn một nửa chiều dài cơ thể là 25,4 cm. Đáng chú ý đuôi của loài bò sát được phát hiện có chứa 69 đốt sống, nhiều hơn so với bất kỳ loài Pachypleurosaur khác chỉ có không quá 58 đốt sống.
Hình ảnh loài bò sát thuộc nhóm Pachypleurosaurs. (Ảnh: Internet)
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học tin rằng thân dài kết hợp với một chiếc đuôi dài có thể mang lại cho loài bò sát khả năng cơ động trong nước, khiến nó trở thành một “vận động viên bơi lội xuất sắc”.
Năm 1854, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch Pachypleurosaurus trên dãy Alps. Pachypleurosaurs được coi là thành viên của Superrorder Sauropterygia, bao gồm Plesiosaurs - một loài bò sát biển cổ thống trị vùng biển kỷ Jura, thường xuyên xuất hiện trong thần thoại và văn hóa đại chúng.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
