Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-19 lên trạm Thiên Cung
Sáng sớm ngày 30/10, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung. Dự kiến, 86 thí nghiệm nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ sẽ được thực hiện trong sứ mệnh lần này.
Tàu vũ trụ Thần Châu-19 của Trung Quốc đã được phóng thành công từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở miền bắc Trung Quốc lúc 4h27 sáng, giờ Bắc Kinh, hướng đến trạm vũ trụ Thiên Cung.
Sau khi được phóng lên khoảng 10 phút, tàu Thần Châu 19 đã tách khỏi tên lửa đẩy và đi vào quỹ đạo được chỉ định, bắt đầu hành trình lên Trạm Thiên Cung. Theo thông báo của chỉ huy Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, cả 3 phi hành gia trên tàu đều trong trạng thái sức khỏe tốt và vụ phóng đã thành công.
Sau đó, tàu vũ trụ sẽ thực hiện cuộc gặp gỡ và ghép nối tự động nhanh chóng với trạm vũ trụ Thiên cung trong khoảng 6,5 giờ, tạo thành sự kết hợp của ba mô-đun và ba tàu vũ trụ.
Ba phi hành gia trên tàu, Thái Húc Triết (Cai Xuzhe), Tống Lệnh Đông (Song Lingdong) và Vương Hạo Trạch (Wang Haoze). (Ảnh: CGTN).
Ba phi hành gia trên tàu, Thái Húc Triết (Cai Xuzhe), Tống Lệnh Đông (Song Lingdong) và Vương Hạo Trạch (Wang Haoze) sẽ hoàn thành một vòng quay trên quỹ đạo với bộ ba Thần Châu-18 và ở lại trạm vũ trụ Thiên Cung trong 6 tháng. Hiện tại Vương Hạo Trạch là nữ kỹ sư vũ trụ duy nhất của Trung Quốc và là người phụ nữ Trung Quốc thứ ba tham gia vào sứ mệnh du hành vũ trụ có người lái.
Trong nhiệm vụ, họ sẽ chứng kiến sự xuất hiện của tàu chở hàng Thiên Châu-8 và tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-20.
Trong sứ mệnh lần này, nhóm phi hành gia tàu Thần Châu-19 sẽ tiến hành 86 nghiên cứu khoa học và ứng dụng không gian, thực hiện các hoạt động ngoài tàu vũ trụ, lắp đặt các thiết bị bảo vệ chống lại các mảnh vỡ không gian, lắp đặt và tái chế các thiết bị và tải trọng ngoài tàu vũ trụ. Họ cũng sẽ tham gia vào giáo dục khoa học, các hoạt động phúc lợi công cộng và các cuộc thử nghiệm tải trọng khác.
Thần Châu-19 dự kiến sẽ quay trở lại bãi đáp Đông Phong ở Khu tự trị Nội Mông, miền bắc Trung Quốc vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5/2025.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
