Trung Quốc xây tàu phóng tên lửa trên biển
Con tàu được thiết kế đặc biệt để phóng tên lửa vào không gian từ mặt biển, giúp tăng cường khả năng phóng vệ tinh và thu hồi tầng đẩy của Trung Quốc.
Tàu phóng tên lửa loại mới dài 162,5 m và rộng 40 m đang được xây dựng để sử dụng kèm theo Cảng vũ trụ phương Đông ở Hải Dương, tỉnh Sơn Đông. Theo dự kiến, con tàu mới sẽ đi vào hoạt động năm 2022. Phương tiện sẽ tích hợp thiết bị hỗ trợ phóng, có thể phục vụ tên lửa Trường Chinh 11, tên lửa thương mại "Smart Dragon" lớn hơn và tên lửa nhiêu liệu lỏng trong tương lai. Con tàu cũng sẽ được dùng để thu hồi tầng thứ nhất của tên lửa, tương tự cách tàu không người lái tự động của SpaceX cung cấp bệ hạ cánh cho tên lửa Falcon 9 và Falcon Heavy.
Tên lửa Trường Chinh 11 đặt trên giàn phóng trên biển De Bo 3 ở biển Hoàng Hải trước buổi phóng hôm 15/9/2020. (Ảnh: CASC)
Trung Quốc đã tiến hành phóng tên lửa nhiên liệu rắn Trường Chinh 11 hai lần từ biển Hoàng Hải, sử dụng sà lan đã qua sửa đổi, lần phóng gần nhất diễn ra vào tháng 9/2020. Những nhiệm vụ này biến Trung Quốc thành quốc gia thứ ba tiến hành phóng trên biển, sau Mỹ và Nga. Hồi đầu năm, nhà thầu vũ trụ chính của Trung Quốc cho biết họ lên kế hoạch phóng 2 - 3 tên lửa Trường Chinh 11 trên biển trong năm nay. Con tàu mới sẽ giúp tăng cường tần suất phóng trên biển của Trung Quốc và giảm bớt áp lực cho 4 trung tâm phóng chính.
Trong năm 2021, Trung Quốc đã phóng 41 lần, lập kỷ lục mới cấp quốc gia về số lần phóng lên quỹ đạo, vượt qua Mỹ (39 lần). Với các công ty thương mại xuất hiện ngày càng nhiều và những kế hoạch phát triển chòm vệ tinh hiện nay, việc phóng trên biển sẽ cung cấp nhiều lộ trình bay lên quỹ đạo hơn.
Vị trí linh hoạt của khu vực phóng có nghĩa nhà chức trách dễ lựa chọn đường bay hơn và có thể đảm bảo tầng tên lửa đã qua sử dụng cùng nhiều mảnh vỡ khác rơi xuống biển thay vì đất liền. Mảnh vỡ từ các vụ phóng trên đất liền ở Trung Quốc thường rơi xuống mặt đất và đôi khi nằm gần khu dân cư. Bệ phóng di động trên biển cũng cho phép phóng gần xích đạo hơn. Tốc độ quay lớn hơn của Trái Đất ở gần xích đạo có nghĩa phương tiện bay sẽ cần ít nhiên liệu hơn.
Dự án cảng phương Đông do Viện hàn lâm công nghệ phương tiện phóng Trung Quốc (CALT), nhà sản xuất tên lửa chính thuộc Tập đoàn Khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC), hợp tác phát triển cùng với thành phố Hải Dương. Cơ sở ở Hải Dương cũng có khả năng lắp ráp và thử nghiệm tên lửa, sản xuất tới 20 tên lửa rắn mỗi năm. Trong tương lai, cơ sở này sẽ sản xuất nhiều tên lửa nhiên liệu đẩy lỏng phức tạp hơn.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
