Túi nhựa, cốc nhựa chất lượng kém chứa 2 chất độc hại gây nhiều bệnh cho con người

Túi nhựa, cốc nhựa, hộp nhựa là sản phẩm hầu như ai cũng sử dụng mỗi ngày nhưng không hề biết tác hại của nó nghiêm trọng thế nào.

Hiện nay, vật liệu bằng nhựa có giá thành rẻ, dễ sản xuất nên vẫn là vật liệu được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong khi đã có rất nhiều lời cảnh báo về tác hại của nhựa đối với môi trường và sức khỏe. Và mặc dù là người sử dụng túi nhựa mỗi ngày, thế nhưng chắc chắn ai cũng ngạc nhiên khi xem qua số liệu thống kê sau về nhựa trên thế giới.

  • Có hơn 1.000 tỷ túi nhựa được sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới.
  • Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ dân đã thải ra đến 3 tỷ túi nhựa mỗi ngày (Theo thống kê của China Trade News).
  • Cứ qua mỗi phút sẽ có khoảng 1 triệu túi nhựa được sử dụng trên thế giới.
  • Mỗi túi nhựa có thể mất đến 1.000 năm để phân hủy.
  • Thậm chí ngay cả khi bị phân hủy rồi thì túi nhựa vẫn độc hại đối với môi trường lẫn sức khỏe con người.

Túi nhựa, cốc nhựa chất lượng kém chứa 2 chất độc hại gây nhiều bệnh cho con người
Vật liệu bằng nhựa có giá thành rẻ, dễ sản xuất nên vẫn là vật liệu được sử dụng phổ biến.

Vậy các vật dụng bằng nhựa chất lượng kém ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

Các sản phẩm từ nhựa như túi nhựa, hộp nhựa tuy nhìn bên ngoài có vẻ an toàn. Nhưng nếu bạn sử dụng phải sản phẩm có chất lượng kém thì bên trong vẫn chứa một số loại hóa chất gây hại. Hai loại điển hình nhất là Bisphenol-A (BPA) và Phthalates.

BPA thường được thêm vào nhựa để làm cho chúng bền hơn, nhưng đây cũng là hợp chất được dùng cho động vật (bò, gà, lợn...) như một giải pháp tăng cân nhanh. BPA được chứng minh rằng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, dễ dẫn đến tăng cân.

May mắn là nhiều quốc gia đã cấm sử dụng BPA làm phụ gia khi sản xuất các loại nhựa dùng cho lĩnh vực thực phẩm. Giờ đây, BPA chủ yếu chỉ xuất hiện trong các sản phẩm công nghiệp. Tuy vậy, nếu sử dụng đồ nhựa rẻ tiền, kém chất lượng thì nhiều khả năng chúng có chứa một lượng BPA không nhỏ đâu.

Tiếp theo là phthalates - hóa chất cũng được tìm thấy trong nhiều loại nhựa. Đây là một chất phụ gia sử dụng như một chất để giúp nhựa dẻo, mềm hơn, đồng thời tăng khả năng chịu nhiệt ở các sản phẩm.

Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng loại chất này vào năm 2005 và sau đó nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành lệnh cấm. Phthalates được coi là chất đặc biệt có hại cho nam giới. Chúng có liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch, giảm testosterone, vô sinh và nhiều vấn đề khác ở nam giới.

Túi nhựa, cốc nhựa chất lượng kém chứa 2 chất độc hại gây nhiều bệnh cho con người
BPA được chứng minh rằng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, dễ dẫn đến tăng cân.

Ở thời điểm hiện tại, phthalate chỉ có mặt ở các sản phẩm nhựa, sơn công nghiệp, và một số đồ nhựa chất lượng kém, rẻ tiền. 

Tạp chí của trường Nghiên cứu Môi trường Yale cho biết rằng, hiện tại cũng có nhiều nghiên cứu về việc phơi nhiễm BPA và phthalate liên quan đến sức khỏe của con người như dị tật của bộ phận sinh dục nam và nữ, dậy thì sớm ở nữ giới, chất lượng tinh trùng giảm, gia tăng ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, vô sinh, sảy thai, béo phì, tiểu đường loại 2, dị ứng và các vấn đề thần kinh như rối loạn tăng động giảm chú ý.

Ngoài ra, theo ông Frederick Voom Saal, giáo sư sinh học tại Đại học Missouri - Columbia, hợp chất BPA liên quan đến các bệnh như hen suyễn, ung thư, vô sinh, số lượng tinh trùng thấp, dị dạng bộ phận sinh dục, bệnh tim, các vấn đề về gan và ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý).

Đặc biệt nguy hiểm hơn là khi nhựa chất lượng kém gặp nhiệt nóng, ví dụ như dùng để chứa thức ăn nóng thì các hóa chất kể trên càng dễ tiết ra và ngấm vào thức ăn. Từ đó, việc sử dụng các túi nhựa, hộp nhựa để chứa thức ăn còn nóng hổi là việc làm không được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích.

Cần làm gì để hạn chế tác hại của nhựa đối với sức khỏe?

Với 2 thành phần độc hại từ nhựa vừa nêu trên thì để an toàn hơn cho sức khỏe, mỗi người chúng ta cần có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa để không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Túi nhựa, cốc nhựa chất lượng kém chứa 2 chất độc hại gây nhiều bệnh cho con người
Nếu tiện có thể mang theo sẵn chai, cốc thủy tinh để đựng đồ uống.

  • Sử dụng các sản phẩm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ để chứa thức ăn, nước uống. Nếu dùng nhựa thì cần chọn sản phẩm dùng nhiều lần có chất lượng cao, của thương hiệu nổi tiếng.
  • Nếu tiện có thể mang theo sẵn chai, cốc thủy tinh hoặc sản phẩm có kim loại không gỉ để mua đồ uống mang đi, thay vì dùng cốc nhựa sử dụng 1 lần.
  • Mua sẵn các loại túi bảo vệ môi trường thay vì dùng túi nylon mỗi khi mua hàng tạp hóa, siêu thị.
  • Không chứa thức ăn, thức uống nóng trong các túi hoặc hộp nhựa để tránh hóa chất có trong nhựa ngấm vào thức ăn không tốt cho sức khỏe.

Ấn Độ cấm bán túi nhựa dẻo vì môi trường

Sản xuất nhiên liệu từ túi nilon

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những loại quả bạn không nên bỏ hạt

Những loại quả bạn không nên bỏ hạt

Quả bơ, đu đủ, dưa hấu, nho, mít ăn cả hạt cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Đăng ngày: 14/04/2019
Cách ăn bột nghệ chữa bệnh hiệu quả

Cách ăn bột nghệ chữa bệnh hiệu quả

Pha loãng 2-3 thìa bột nghệ với 100 ml nước, uống trước và sau ăn 1-2 giờ, có thể thêm mật ong, sữa, với độ ngọt vừa phải.

Đăng ngày: 12/04/2019
Em bé sinh ra từ ADN của 3 người

Em bé sinh ra từ ADN của 3 người

Bất chấp những tranh cãi về đạo đức liên quan đến kỹ thuật thụ thai, các bác sĩ Hy Lạp và Tây Ban Nha đã tạo ra một em bé đầu tiên trên thế giới có 3 bố mẹ.

Đăng ngày: 12/04/2019
9 loại thực phẩm ăn đúng thì tốt nhưng ăn nhiều lại vô cùng tai hại

9 loại thực phẩm ăn đúng thì tốt nhưng ăn nhiều lại vô cùng tai hại

Rượu vang đỏ, trà, dầu cá hay hay cá ngừ... dù được cho là có nhiều chất dinh dưỡng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu dùng sai cách.

Đăng ngày: 12/04/2019
Sự kì dị của ung thư: Khi lá phổi bị biến thành dạ dày và ruột

Sự kì dị của ung thư: Khi lá phổi bị biến thành dạ dày và ruột

Một trong số những hiện tượng siêu kỳ lạ về ung thư được phát hiện vào năm 2018, khi các nhà khoa học quan sát thấy những tế bào dạ dày, tá tràng và ruột non bên trong khối u phổi.

Đăng ngày: 12/04/2019
Xuất huyết não xuất hiện cả ở người trẻ, hãy cẩn thận nếu thuộc các trường hợp sau

Xuất huyết não xuất hiện cả ở người trẻ, hãy cẩn thận nếu thuộc các trường hợp sau

Nếu trước đây, xuất huyết não chủ yếu xảy ra ở người già thì càng ngày, căn bệnh này càng trẻ hoá và xảy ra ở nhiều người ở độ tuổi trẻ hơn.

Đăng ngày: 12/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News