Vật liệu khẩu trang từ bã mía chặn được nCoV

Các nhà nghiên cứu phát triển vật liệu mới không chỉ lọc được các hạt virus nhỏ hơn 100 nanomet mà còn dễ thở hơn so với khẩu trang y tế.

Vật liệu khẩu trang từ bã mía chặn được nCoV
Tiến sĩ Rainey với vật liệu khẩu trang mới. (Ảnh: Phys.org).

Tiến sĩ Thomas Rainey, kỹ sư quy trình hóa học ở Đại học Công nghệ Queensland, Australia, và đồng nghiệp đang xúc tiến nghiên cứu về một vật liệu mới giúp loại bỏ hạt nano mà ban đầu họ phát triển cho khẩu trang chống ô nhiễm có thể phân hủy sinh học.

"Chúng tôi đã phát triển và thử nghiệm vật liệu sợi nano rất dễ thở có thể loại bỏ các hạt nhỏ hơn 100 nanomet, tương đương kích thước virus", tiến sĩ Rainey cho biết. "Tôi đã thấy nhiều người đeo khẩu trang chưa được thử nghiệm về khả năng kháng virus. Chúng tôi đã kiểm tra vật liệu này kỹ lưỡng và nhận thấy nó hiệu quả hơn khẩu trang thương mại sẵn có, xét về khả năng lọc các hạt siêu nhỏ như virus".

Vật liệu khẩu trang từ bã mía chặn được nCoV
Vật liệu khẩu trang mới làm từ bã mía. (Ảnh: Phys.org).

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra tính dễ thở của vật liệu mới. "Tính dễ thở phản ánh nỗ lực mà người đeo phải bỏ ra để thở qua khẩu trang. Khẩu trang càng dễ thở, người đeo càng thoải mái và bớt mệt mỏi hơn. Đây là yếu tố quan trọng cần tính đến đối với người phải đeo khẩu trang trong thời gian dài hoặc mắc bệnh nền về hô hấp. Thử nghiệm của chúng tôi cho thấy vật liệu mới dễ thở hơn cả khẩu trang y tế", tiến sĩ Rainey chia sẻ.

Theo nhóm nghiên cứu, vật liệu mới có thể được sử dụng màng lọc trong khẩu trang. Nó có chi phí khá rẻ và phù hợp để dùng một lần. Theo tiến sĩ Rainey, thành phần sợi nano cellulose làm từ nguyên liệu thực vật bỏ đi như bã mía và những chất thải nông nghiệp khác nên có thể phân hủy sinh học. Việc sản xuất sợi này đòi hỏi trang thiết bị tương đối đơn giản nên có thể nhanh chóng sản xuất số lượng lớn. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm các đối tác công nghiệp để sản xuất vật liệu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bên trong ốc đảo 2.000 năm tuổi giữa sa mạc ở Trung Quốc

Bên trong ốc đảo 2.000 năm tuổi giữa sa mạc ở Trung Quốc

Nằm trên con đường tơ lụa cổ xưa, hồ Nguyệt Nha Tuyền là một kỳ quan thiên nhiên 2.000 năm tuổi giữa sa mạc Gobi ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 19/04/2020
Khám phá

Khám phá "sa mạc" đặc biệt với khả năng biết đi hiếm có giữa lòng nước Pháp

Chắc bạn đã từng biết đến sa mạc ở châu Á hoặc châu Phi nhưng bạn đã bao giờ nghe nói về sa mạc ở nước Pháp chưa?

Đăng ngày: 17/04/2020
Biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người

Biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người

Trong vài thập kỷ tới, suy thoái sinh thái, sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể gia tăng các mối đe dọa tới sức khỏe con người.

Đăng ngày: 15/04/2020
Các nhà khoa học tạo ra loại enzyme đột biến

Các nhà khoa học tạo ra loại enzyme đột biến "ăn" gần xong 1 tấn chai nhựa chỉ sau vài giờ

Đột phá mới được rất nhiều chuyên gia đầu ngành khen ngợi. Dự kiến, công nghệ sẽ sớm tham gia vào dây chuyền sản xuất chai nhựa trong vài năm nữa.

Đăng ngày: 15/04/2020
Tầng ozone có lỗ thủng lớn nhất từ trước đến nay ở Bắc Cực

Tầng ozone có lỗ thủng lớn nhất từ trước đến nay ở Bắc Cực

Thông thường thì một lỗ thủng tầng ozone năm nào cũng xuất hiện ở khu vực phía trên Nam Cực, nhưng mới đây nó xuất hiện ở Bắc Cực và khiến các nhà khoa học đặc

Đăng ngày: 13/04/2020
Nhờ Covid-19 người dân Ấn Độ được “mở mắt” sau 30 năm

Nhờ Covid-19 người dân Ấn Độ được “mở mắt” sau 30 năm

Người dân tại nhiều khu vực của Ấn Độ có thể nhìn thấy dãy Himalaya từ khoảng cách hơn 200 km, lần đầu tiên trong 30 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 12/04/2020
Hố trũng khổng lồ hình trái tim giữa sa mạc

Hố trũng khổng lồ hình trái tim giữa sa mạc

Hố trũng Ramon sâu 500m và dài tới 40 km, hình thành do quá trình xói mòn trong thời gian dài.

Đăng ngày: 11/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News