Vệ tinh Thiên văn Trung Quốc - Pháp phát hiện 3 vụ nổ tia gamma đầu tiên

Chỉ trong vòng hai tuần sau khi phóng thành công, Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp đã hoàn thành thử nghiệm khởi động tải và đã phát hiện 3 vụ nổi tia gamma đầu tiên. Hiện tọa độ 3 vụ nổ tia gamma này đã được đưa vào mạng lưới điều phối chung quốc tế. Thông tin được Viện Khoa học Trung Quốc công bố ngày 8/7.

Vệ tinh Thiên văn Trung Quốc - Pháp phát hiện 3 vụ nổ tia gamma đầu tiên
 Vụ nổ tia gamma là vụ nổ thiên thể mạnh nhất sau Vụ nổ lớn. (Ảnh minh họa: KT).

Nhóm Dự án Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp được phóng lên vũ trụ vào ngày 22/6. Sau khi máy theo dõi tia gamma và máy thăm dò cao áp do Viện Vật lý Năng lượng cao thuộc Viện Khoa học Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, được khởi động, đã tiến hành thăm dò thử nghiệm trên quỹ đạo và phát hiện vụ nổ tia gamma đầu tiên vào ngày 27/6.

Tiếp đó, trong các ngày 29/6 và ngày 2/7, máy thăm dò tia gamma đã phát hiện thành công vụ nổ tia gamma thứ 2 và thứ 3 trong vũ trụ.

Theo truyền thông Trung Quốc, vụ nổ tia gamma là vụ nổ thiên thể mạnh nhất sau Vụ nổ lớn, được phát hiện vào năm 1967. Các vụ nổ tia gamma có thể diễn ra chỉ trong một phần nghìn giây hoặc dài tới vài giờ. Năng lượng tỏa ra trong vài giây tương đương với tổng năng lượng bức xạ của mặt trời trong 10 tỷ năm.

Nhà khoa học trưởng Trung Quốc về Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp Ngụy Kiến Ngạn cho biết, các vụ nổ tia gamma đến từ “nơi sâu thẳm của vũ trụ” cách Trái đất hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ năm ánh sáng. Việc quan sát và nghiên cứu sự kiện này sẽ giúp nhân loại giải quyết các vấn đề vật lý thiên thể học, vật lý học cũng như một số vấn đề trong khoa học cơ bản, đồng thời được kỳ vọng sẽ tiết lộ nhiều bí ẩn khoa học hơn về sự ra đời của vũ trụ.

Được biết, Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp là dự án hợp tác quốc tế quan trọng giữa Trung Quốc và Pháp trong lĩnh vực khoa học vũ trụ. Đây cũng là vệ tinh có khả năng quan sát tổng hợp đa băng tần mạnh nhất về các vụ nổ tia gamma trong vũ trụ trên thế giới cho đến nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những vụ nổ từ mặt trời tàn phá tầng ozone và làm tăng bức xạ trên Trái đất

Những vụ nổ từ mặt trời tàn phá tầng ozone và làm tăng bức xạ trên Trái đất

Cực quang đáng chú ý vào đầu tháng 5 vừa qua đã chứng minh sức mạnh mà các cơn bão mặt trời có thể phát ra dưới dạng bức xạ, nhưng đôi khi mặt trời còn có sức tàn phá lớn hơn nhiều.

Đăng ngày: 09/07/2024
Vật thể

Vật thể "xuyên không" 11 tỉ năm, viết lại lịch sử vũ trụ

Khám phá bất ngờ từ dữ liệu của siêu kính viễn vọng James Webb đã làm đảo lộn những lý thuyết vũ trụ được tin tưởng bấy lâu.

Đăng ngày: 09/07/2024

"Báu vật" ở sao Hỏa tiết lộ nguồn gốc sự sống Trái đất

Phát hiện đặc biệt ở Gale Crater - sao Hỏa có thể giúp giải thích cái gọi là " phản ứng hóa học sinh ra sự sống" trên Trái đất.

Đăng ngày: 09/07/2024
Nhiệm vụ phòng thủ hành tinh đầu tiên của Trung Quốc

Nhiệm vụ phòng thủ hành tinh đầu tiên của Trung Quốc

Nhiệm vụ phòng thủ hành tinh đầu tiên của Trung Quốc đang dần thành hình, hướng tới vừa quan sát vừa đâm vào một tiểu hành tinh gần Trái đất với một lần phóng.

Đăng ngày: 08/07/2024
Con người có thực sự cô độc trong vũ trụ?

Con người có thực sự cô độc trong vũ trụ?

Các nhà khoa học cho rằng lý do khiến chúng ta dường như đơn độc trong vũ trụ có thể nằm ngay dưới chân bạn.

Đăng ngày: 08/07/2024
Màn trình diễn

Màn trình diễn "pháo hoa vũ trụ" rực rỡ cách xa Trái đất 460 năm ánh sáng

Để kỷ niệm Ngày Quốc khánh Mỹ 4/7, NASA đã công bố bức ảnh chụp từ kính thiên văn James Webb (JWST) cho thấy sự bùng nổ dữ dội của một ngôi sao trẻ với màu đỏ, trắng và xanh rực rỡ.

Đăng ngày: 08/07/2024
Các nhà khoa học phát hiện rêu sa mạc có thể sống sót trên sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện rêu sa mạc có thể sống sót trên sao Hỏa

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại rêu sa mạc có thể giúp duy trì sự sống trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 07/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News