Vì sao chúng ta thường thổi nến trong ngày sinh nhật?
Hầu hết các bữa tiệc sinh nhật của chúng ta đều có công đoạn thổi nến. Việc này có ý nghĩa như thế nào nhỉ?
Một trong những ngày được mong chờ nhất trong năm có lẽ chính là ngày sinh nhật. Mọi người đều mong chờ dịp lễ đặc biệt này để được quây quần bên những người thân yêu nhận những lời chúc tốt đẹp nhất.
Nghi thức thổi nến trong ngày sinh nhật.
Đốt nến và thổi nến được xem là một phần không thể thiếu trong bất cứ bữa tiệc sinh nhật nào. Chúng ta làm điều đó như một tập tục nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó.
Vậy nghi thức thổi nến trong ngày sinh nhật bắt đầu từ khi nào? Vì sao chúng ta lại làm như vậy?
Trong những buổi đầu của lịch sử nhân loại, khi mà khái niệm sinh nhật còn chưa xuất hiện, con người coi ngày họ sinh ra chỉ như bao ngày bình thường khác.
Đến thời kì cổ đại, nếu không phải tầng lớp quý tộc thì ngày sinh nhật cũng chỉ để phục vụ cho mục đích chiêm tinh mà thôi.
Khái niệm sinh nhật lần đầu tiên được nhắc đến là trong một cuốn sách kinh thánh mang tên "Chúa sáng tạo ra thế giới". Gần 4.000 năm trước pharaoh tổ chức ăn mừng sinh nhật của mình bằng cách tổ chức một bữa tiệc thịnh soạn gồm những người có quyền chức trong bộ máy chính trị chuyên chế thời đó để đánh dấu ngày sinh của mình như một vị chúa.
Tập tục đốt nến và thổi nến trong ngày sinh nhật được cho là có nguồn gốc từ nước Hy Lạp cổ đại.
Trong thời kì này, người ta rất sùng bái nữ thần Mặt trăng, Artemis, và mỗi năm đều phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ nữ thần thường bày một cái bánh làm từ trứng, bột mỳ và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của Mặt trăng và như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình với đối với thần Mặt trăng.
Con người tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thần bí nào đó và khi thổi tắt các ngọn nến thì mọi ước nguyện sẽ trở thành hiện thực. Vì vậy sau này, người Hy Lạp vẫn duy trì tập tục này mỗi khi tổ chức sinh nhật cho cái họ với hi vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đứa trẻ. Cứ như vậy, tập tục này được lưu truyền cho tới ngày nay và được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?
Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?
Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?
Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?
Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.
