Vì sao có một số người ngủ rất ít nhưng nhìn họ lúc nào cũng tràn đầy sức sống?
Cứ mỗi lúc bị deadline dí ngập đầu, chúng ta ắt hẳn đều có cùng chung 1 nguyện vọng: ước gì có thể chỉ ngủ 1 tiếng mà đủ năng lượng để giải quyết cho xong hết đống việc.
Trên thực tế, một số người có khả năng này, ngủ rất ít nhưng nhìn họ lúc nào cũng tràn đầy sức sống và làm việc cực kỳ hăng say. Tại sao? Để đi tìm lời đáp xem vì sao có những người lại sở hữu khả năng “quý giá” này, các nhà nghiên cứu tại Đại học California (San Francisco, Mỹ) đã xác định một đột biến gene có thể là lời đáp thuyết phục nhất cho câu hỏi đặt ra ở đầu bài.
Đột biến gene có thể là lời đáp thuyết phục nhất cho việc một số người ngủ ít nhưng vẫn rất tỉnh táo.
Được biết, đột biến này rất hiếm gặp và tỷ lệ là cứ 4 triệu người thì mới có 1 người bị. Bằng cách tạo ra sai lệch về mặt di truyền tương tự trên chuột, các nhà khoa học đã cho ra đời những con chuột ngủ ít hơn nhưng vẫn có thể nhớ tốt mà không gặp bất kỳ vấn đề nào, theo kết quả nghiên cứu vừa được xuất bản hôm giữa tháng 10 trên tạp chí Science Translational Medicine.
Mặc dù sự ra đời của một loại thuốc với công dụng tương tự dành cho người có thể sẽ không sớm xuất hiện hoặc thậm chí là không phải giờ trở thành hiện thực, tuy nhiên nếu điều đó khả thi, chúng ta có quyền mơ tưởng về một tương lai mà ở đó, chỉ cần uống 1 viên thuốc là có thể ngủ ít nhưng vẫn có thể lao động, làm việc một cách khỏe khoắn bình thường. Mặc dù vậy, một số chuyên gia lo ngại ngay khi có thể thành công trong việc bào chế một loại thuốc như vậy, tác dụng phụ gần như là điều không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, loại dược phẩm này rất có thể sẽ tạo nên những hệ lụy xã hội khác, chẳng hạn như nhiều người sẽ lạm dụng để có thể làm việc được nhiều hơn. Nhìn chung, những gì thu được sau nghiên cứu mới được đánh giá là vẫn chưa thể đưa đến kết luận gì và rõ ràng cần thêm nhiều các công trình nghiên cứu khác nhằm đào sâu hơn về chủ đề này.
Cho đến thời điểm hiện tại, câu hỏi "Vì sao chúng ta ngủ?" có lẽ là một trong những bí ẩn lớn nhất của cuộc sống và là đề tài nghiên cứu của không ít các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ qua. Đầu năm ngoái, các nhà khoa học cho biết dường như họ đã tiến đến gần hơn bao giờ hết trong việc tìm ra lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi này. Theo nghiên cứu, giấc ngủ đóng vai trò tạo điều kiện cho các quá trình “dọn dẹp” bên trong não, từ đó ngăn chặn việc nó trở nên quá tải với những ký ức mới.

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?
Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?
Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?
Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?
Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
