Vì sao kỹ nữ Trung Quốc xưa luôn buộc sợi chỉ đỏ ở eo?
Kỹ nữ Trung Quốc thời phong kiến thường buộc một sợi chỉ đỏ ở eo. Thứ đồ kỳ lạ ấy ẩn chứa nhiều bí mật bất ngờ không hẳn ai cũng biết.
Dưới thời phong kiến, kỹ nữ Trung Quốc sử dụng nhan sắc và tài năng ca hát, nhảy múa để mua vui cho khách. Ở chốn thanh lâu, một số kỹ nữ chỉ bán nghệ mà không bán thân.
Khi tìm hiểu cuộc sống của kỹ nữ, nhiều người không khỏi bất ngờ và tò mò khi biết được họ có thói quen buộc một sợi chỉ đỏ ở eo. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, sợi chỉ đỏ buộc quanh eo của kỹ nữ có những ý nghĩa đặc biệt.
Mỗi kỹ nữ đều có những câu chuyện buồn liên quan đến hoàn cảnh đẩy họ vào chốn kỹ viện. (Ảnh minh họa).
Phần lớn các cô gái không tự nguyện làm kỹ nữ chốn lầu xanh. Họ thường bị gia đình bán cho kỹ viện vì gia cảnh nghèo khó. Trong khi đó, một số trở thành kỹ nữ do cả nhà bị xử tội. Mỗi kỹ nữ đều có những câu chuyện buồn liên quan đến hoàn cảnh đẩy họ vào chốn kỹ viện. Do vậy, họ phải tìm cách sinh tồn tại đây.
Nhiều kỹ nữ buộc một sợi chỉ đỏ ở eo và coi nó như một lá bùa may mắn với hy vọng sẽ giúp họ có một tương lai tốt đẹp hơn. Theo quan niệm dân gian, màu đỏ là màu xua đuổi tà ma. Sống ở kỹ viện bị coi là tầng lớp thấp kém trong xã hội, kỹ nữ hàng ngày tiếp xúc với đủ loại người. Do đó, kỹ nữ hy vọng sợi chỉ đỏ ấy có thể giúp họ tránh xa những điều xấu xa, tồi tệ. Thậm chí, họ ước mong sẽ có thể rời khỏi kỹ viện để bắt đầu cuộc sống mới.
Kỹ nữ chỉ có thể rời khỏi kỹ viện khi có đủ tiền để chuộc thân hoặc có người đưa số tiền chuộc khổng lồ cho tú bà để họ có được tự do.
Bên cạnh đó, sợi chỉ đỏ đối với kỹ nữ còn được coi như một liệu pháp trấn an tâm lý, giúp họ tìm chút bình yên trong tâm hồn. Nhờ vậy, họ sẽ dũng cảm, kiên cường hơn khi đối mặt với những ngày tháng "đen tối" ở kỹ viện.

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay
Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?
Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?
Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?
Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay?
