Vì sao một số trái cây có tinh bột?
Bạn không muốn tăng cân vì ăn các thức ăn có chứa tinh bột và bạn đã sử dụng trái cây vì nghĩ rằng chúng không chứa tinh bột, điều này đã chính xác chưa?
Theo HowStuffWorks, bạn có một ngày làm việc căng thẳng tại công sở và tất cả những gì trong đầu bạn bây giờ là suy nghĩ xem mình sẽ trải qua buổi tối như thế nào. Bạn muốn cuộn mình trong chăn, nhấm nháp thức ăn thoải mái và xem bộ phim bạn thích. Trong thời gian chờ đợi bạn muốn có một đĩa khoai tây chiên, một cái bánh mì que hay thậm chí một đĩa mì?
Rõ ràng là bạn yêu thích các món ăn giàu tinh bột, nhưng sẽ có một vài người khuyên bạn nên thử thay đổi khẩu vị với một số loại trái cây như quả táo, một số nho, chuối... vì nó có ích cho sức khỏe và không có tinh bột. Điều này chính xác?
Tốt cho sức khỏe thì chắc chắn rồi nhưng bạn không biết rằng mình thật ra vẫn ăn tinh bột. Tại sao ư? Vì một số loại trái cây bản thân nó cũng có một lượng tinh bột nhất định.
Một số loại trái cây bản thân nó cũng có một lượng tinh bột nhất định.
Tại sao trái cây có tinh bột?
Đó là một vấn đề của tự nhiên. Trái cây xuất phát từ thực vật mà thực vật phát triển một phần dựa vào glucose (đường) – một hình thức của tinh bột. Tất cả bắt đầu với quang hợp – quá trình cây chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng. Một số năng lượng này được sử dụng ngay lập tức và một số được lưu giữ lại. Cụ thể, glucose được lưu giữ như polysaccharides - đó là các phân tử carbohydrate có thể được chuyển hóa giúp cây tăng trưởng và phục vụ cho các nhu cầu khác.
Tinh bột có thể phân chia thành 2 loại: không hòa tan và hòa tan.
Tinh bột hòa tan được biết đến như amylopectin là một phần của nguồn cung cấp năng lượng lâu dài. Các phân tử tinh bột không hòa tan là quá lớn để phân hủy thành năng lượng nên chúng sẽ được lưu giữ lại để sử dụng khi cần thiết. Trong khi đó, tinh bột hòa tan (amylose) lại rất dễ bị biến đổi thành năng lượng. Do kích thước nhỏ hơn của các phân tử mà amylose có thể di chuyển dễ dàng giữa các tế bào. Hãy suy nghĩ về tinh bột amylose như các phân tử tương đương "tiền mặt", tức là bạn có thể lấy ra sử dụng bất cứ khi nào bạn muốn. Trong khi đó, tinh bột không hòa tan giống như một khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng, bạn không thể rút ra ngay khi bạn muốn như khi có tiền mặt trong túi được.
Chuối chứa một lượng tinh bột đáng kể.
Khi nói đến các loại trái cây, nhiều loại cũng chứa một lượng tinh bột rất đáng kể. Chuối là một ví dụ điển hình, nó có thể được chế biến bằng nhiều cách như luộc, nướng, chiên. Một cây chuối chứa trung bình khoảng 57 gram tinh bột. Trong khi đó, lượng tinh bột trung bình trong một quả chuối là 12 gram. Một khẩu phần ăn chỉ có 1 quả mận hoặc sung sẽ chứa 4 gram tinh bột và nho khô là 2 gram.
Vì vậy, khi bạn ăn trái cây về cơ bản là bạn đang hạn chế ăn nhiều tinh bột (vì trong trái cây chứa ít tinh bột), chứ không phải bạn đã ngừng hoàn toàn việc ăn tinh bột.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.
