Vì sao ngài tằm đẻ trứng xong là chết ngay?

Hầu hết các loài sinh vật đều sinh sản và đợi con non cứng cáp rồi mới chết. Thế nhưng, ngài tằm vừa đẻ trứng xong là chết ngay. Tại sao lại như vậy?

Khi con ngài bay bổng trên bầu trời, ấy là nó đã trải qua một "kiếp" tằm. Tằm ăn lá, nhả tơ, quấn kén, rồi thành ngài. Khi đó, nó đã ở giai đoạn cuối cùng của một đời sống sinh vật. Lúc này, miệng của nó đã bị thoái hóa, không thể ăn được gì nữa.

Trong khi mang trứng, ngài đã dự trữ khá nhiều chất dinh dưỡng cho sứ mệnh cuối cùng của nó - sứ mệnh truyền giống. Khi đẻ trứng, nó bị kiệt sức rất nhanh. Và khi quả trứng cuối cùng ra đời, nó lặng lẽ giã từ sự sống. Đó cũng là định mệnh của họ hàng nhà tằm.

Vì sao ngài tằm đẻ trứng xong là chết ngay?
Giai đoạn cuối của cuộc đời, miệng của ngài đã bị thoái hóa, không thể ăn được gì nữa.

Những loài vật cũng sinh con xong thì chết

  • Bọ ngựa. Đến mùa giao phối, bọ ngựa đực thực hiện những vũ điệu bắt mắt để thu hút con cái. Sau đó, quá trình giao phối bắt đầu. Bọ ngựa đực sẽ truyền lượng tinh trùng từ cơ quan sinh dục của chúng vào cơ thể con cái. Khi quá trình này kết thúc, cá thể cái cắn nát đầu con đực rồi tìm chỗ đẻ trứng. Và sau khi đẻ trứng, bọ ngựa cái cũng sớm chết.
  • Cá hồi. Cá hồi cái thường tìm một chỗ cát dưới đáy sông để đẻ khoảng 3.500 quả trứng rồi vùi kín bằng cát sỏi. Trong suốt quá trình di cư và sinh sản, chúng không hề ăn uống và hậu quả là ngay khi giao phối và đẻ trứng, trong vòng 10 ngày sau đó chúng sẽ chuyển thành màu xám rồi chết vì kiệt sức.
  • Rắn lục đuôi đỏ. Rắn lục đuôi đỏ là loài duy nhất trong họ hàng nhà rắn lục đẻ con, thay vì sinh sản bằng cách ấp trứng. Lúc sinh con, phần bụng chỗ hậu môn của rắn mẹ sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con chui ra. Đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời loài động vật bò sát sinh con này.
  • Bọ ve. Dù đã lấp đầy máu vật chủ khoảng 24 giờ trước khi giao phối nhưng bọ ve cái vẫn chết sau khi đẻ trứng vì đói do nó phải canh chừng trứng. Đây là thuộc tính di truyền chung của nhiều loài côn trùng.

Phát hiện gió "quái vật" với tốc độ 1.450km/h trên sao Mộc

Tại sao người Nhật thường ngủ không cần giường?

Tại sao có rất nhiều loài động vật nguy hiểm sinh sống ở Úc?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao tàu ngầm thường có màu đen?

Tại sao tàu ngầm thường có màu đen?

Có thể bạn chưa biết: đen không phải là màu duy nhất của tàu ngầm.

Đăng ngày: 24/03/2021
Vì sao chi phí xây lò phản ứng hạt nhân ngày càng tăng cao?

Vì sao chi phí xây lò phản ứng hạt nhân ngày càng tăng cao?

Vì sao xây dựng các nhà máy hạt nhân lại tốn nhiều tiền? Nhiều người có thể nghĩ ngay đến những quy định an toàn nghiêm ngặt, nhưng không hoàn toàn như vậy.

Đăng ngày: 23/03/2021
Tại sao đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là không đủ để sống khỏe mạnh?

Tại sao đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là không đủ để sống khỏe mạnh?

Công cụ theo dõi việc tập luyện thể dục (2 dụng cụ phổ biến hiện nay là đồng hồ và vòng đeo tay thông minh) thường thúc giục bạn đạt được 10.000 bước mỗi ngày.

Đăng ngày: 23/03/2021
Vì sao nhà Thanh sụp đổ, vẫn luôn có người tới canh giữ Thanh Đông Lăng?

Vì sao nhà Thanh sụp đổ, vẫn luôn có người tới canh giữ Thanh Đông Lăng?

Triều đại phong kiến ở Trung Quốc đã tàn lụi từ lâu, thế nhưng cho đến ngày nay, việc canh giữ lăng mộ cho hoàng thất nhà Thanh vẫn chưa một ngày gián đoạn.

Đăng ngày: 20/03/2021
Tại sao chim ruồi phát ra tiếng vo ve?

Tại sao chim ruồi phát ra tiếng vo ve?

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng bản đồ âm thanh 3D nhằm hiển thị các lực khí động học để giải thích nguyên nhân của tiếng vo ve bí ẩn do chim ruồi phát ra.

Đăng ngày: 19/03/2021
Tại sao Covid-19 lây lan với tốc độ khủng khiếp hơn nhiều so với đại dịch SARS?

Tại sao Covid-19 lây lan với tốc độ khủng khiếp hơn nhiều so với đại dịch SARS?

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra lý do tại sao virus SARS-CoV-2 - thứ đang gây ra đại dịch Covid-19 dễ lây lan hơn rất nhiều so với virus gây nên đại dịch SARS.

Đăng ngày: 18/03/2021
Vì sao thời Trung Hoa cổ đại rất phổ biến hôn nhân cận huyết giữa anh chị em họ?

Vì sao thời Trung Hoa cổ đại rất phổ biến hôn nhân cận huyết giữa anh chị em họ?

Trên thực tế, có nhiều lý giải cho sự phổ biến của hôn nhân cận huyết ở thời Trung Hoa cổ đại.

Đăng ngày: 17/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News