Vì sao người Ai Cập cổ đại cuồng tín con số 13?
Đời sống của người Ai Cập cổ đại có rất nhiều điều gây tò mò. Trong số đó có việc họ cuồng tín với con số 13. Họ tin rằng con số 13 có nhiều ý nghĩa ma thuật trong đời sống tâm linh, đó là một số quan trọng trong các bài toán toán học và thần học. Họ cũng tin rằng con số 13 có liên quan đến sự hòa bình và cân bằng trong thế giới và có thể giúp cho việc tìm kiếm sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.
Những bí ẩn về nền văn minh Ai Cập cổ đại thu hút giới chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực đi tìm lời giải. Trong số này, đời sống tâm linh của người Ai Cập khiến công chúng vô cùng tò mò.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người Ai Cập thời cổ đại cuồng tín con số 13. Họ tin rằng, đời người là một hành trình tâm linh dài với nhiều giai đoạn.
Người Ai Cập quan niệm 12 giai đoạn đầu xảy ra trong cuộc đời mỗi người khi còn sống trên cõi đời này. Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn thứ 13. Đây là giai đoạn chuyển đổi từ thế giới trần thế sang thế giới bên kia. Tại đó, linh hồn người quá cố sẽ có cuộc sống vĩnh hằng.
Do đó, con số 13 tượng trưng cho cái chết nhưng không theo ý nghĩa tiêu cực. Con số này tượng trưng cho việc nền văn minh Ai Cập thừa nhận về cuộc sống vĩnh cửu, đầy huy hoàng.
Trong thần thoại Ai Cập, linh hồn người quá cố phải đi qua 12 cánh cổng ở thế giới bên kia trước khi đi đến cánh cửa thứ 13. Nơi đó là nơi ngự trị của Osiris - vị thần cai quản thế giới bên kia và được cho là pharaoh đầu tiên của Ai Cập. Tại đó, linh hồn người quá cố sẽ được Osiris và 42 vị thần phán xét bằng nghi lễ cân trái tim. Các vị thần sẽ cân trái tim của người quá cố với một sợi lông đà điểu là Ma'at.
Nghi lễ cân trái tim.
Trong quá trình cân, nếu một linh hồn có trái tim nhẹ hơn Ma'at thì có nghĩa khi còn sống họ là người tốt bụng, trong sáng. Khi ấy, linh hồn người đó sẽ được các vị thần ban cho cuộc sống vĩnh cửu.
Trái lại, nếu một linh hồn có trái tim nặng hơn Ma'at thì chứng tỏ khi còn sống người này làm nhiều điều ác, phạm nhiều tội lỗi. Do vậy, họ sẽ bị các vị thần trừng phạt bằng cách dùng đày đọa, hành hạ. Do vậy, con số 13 gắn liền với thần Osiris và việc linh hồn bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới bên kia.

Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?
Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới có mẫu hộ chiếu không ghi thông tin nơi sinh.

Vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi?
Nhiều người không dám ăn rau muống vì sợ nó sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi, liệu điều này có đúng không?

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Tại sao loài hải ly thích xây dựng những con đập để làm tổ?
Trên thực tế, những con đập được xây dựng bởi loài hải ly không chỉ được dùng làm tổ cho chúng, mà hơn thế nữa, những con đập này mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Vì sao người Trung Hoa cổ xưa viết chữ từ phải sang trái?
Người Trung Hoa cổ xưa viết chữ theo một trình tự rất độc đáo và khác biệt. Họ viết chữ theo hướng dọc thẳng từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.
