Vì sao tiêm đủ liều vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh?

Dù vaccine là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả, người đã tiêm ngừa cũng không nên chủ quan vì vẫn có khả năng mắc bệnh.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một người bị nhiễm bệnh dù đã tiêm đủ liều vaccine, trong đó có thể kể đến một số lý do dưới đây.

Vaccine chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng

Cơ chế hoạt động chính của vaccine là kích hoạt phản ứng miễn dịch để giúp cơ thể ghi nhớ và chống lại vi khuẩn hoặc virus khi chúng xâm nhập. Tuy nhiên, quá trình này cần một khoảng thời gian nhất định, thường là vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, người tiêm vaccine vẫn có khả năng mắc bệnh nếu tiếp xúc với mầm bệnh gần thời gian tiêm phòng.

Cơ thể không đáp ứng đủ với vaccine

Một số đối tượng như người lớn tuổi, người nhiễm HIV, người mắc các bệnh mạn tính, người từng ghép tạng... thường có hệ miễn dịch suy yếu và không đáp ứng hoàn toàn với vaccine. Điều này khiến vaccine kém hiệu quả và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Trong trường hợp đó, liều bổ sung có thể được khuyến nghị để giúp tối ưu hóa hoặc tăng cường đáp ứng miễn dịch ở những đối tượng này.

Vì sao tiêm đủ liều vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh?
Người lớn tuổi thường có hệ miễn dịch suy yếu và đáp ứng không đầy đủ với vaccine. (Ảnh: Reuters)

Tác dụng phụ của vaccine

Một số vaccine có thể gây ra tác dụng phụ với các dấu hiệu tương tự như bệnh lý mà chúng phòng ngừa. Ví dụ như tác dụng phụ của vaccine ngừa Covid-19 có thể giống với triệu chứng của bệnh lý này, bao gồm: đau nhức cơ thể, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, sốt, buồn nôn.

Nhiều người có thể nhầm lẫn tác dụng phụ của vaccine với tình trạng bệnh thật sự. Tuy nhiên, so với khi nhiễm bệnh, các tác dụng phụ này thường nhẹ hơn, xuất hiện ngay sau khi tiêm vaccine và có xu hướng biến mất sau 1-2 ngày.

Chủng vi sinh vật mắc phải không có trong vaccine

Vaccine có thể sử dụng mầm bệnh toàn phần hoặc các bộ phận của chúng để kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, thông thường, vaccine chỉ chứa một hoặc một vài chủng virus, vi khuẩn gây bệnh nhất định đã được chọn lọc. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine, cơ thể sẽ chỉ hình thành khả năng miễn dịch chống lại các chủng vi sinh vật cụ thể này.

Nếu phơi nhiễm với các chủng vi khuẩn hoặc virus đã bị biến đổi hoặc khác biệt so với chủng hiện có trong vaccine thì dù đã tiêm phòng vẫn có khả năng mắc bệnh. Bởi vì lúc này, cơ thể chưa hình thành khả năng miễn dịch chống lại chúng.

Thêm vào đó, mỗi loại vaccine chỉ giúp phòng ngừa một số bệnh lý cụ thể. Vì vậy, người tiêm vaccine vẫn có khả năng mắc phải các bệnh liên quan hoặc có cùng triệu chứng. Chẳng hạn, người tiêm phòng cúm vẫn có thể bị các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản, cúm dạ dày hay viêm phổi (trừ trường hợp viêm phổi là biến chứng của cúm).

Ngoài ra, việc vaccine không được bảo quản hoặc tiêm đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả phòng ngừa.

Nhìn chung, người đã tiêm đầy đủ vaccine vẫn có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine sẽ giúp tình trạng bệnh nhẹ hơn và giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn cần biết về thuốc kháng virus mới trị Covid-19

Những điều bạn cần biết về thuốc kháng virus mới trị Covid-19

Gần đây, FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp hai loại thuốc kháng virus là Paxlovid và Molnupiravir trị Covid-19.

Đăng ngày: 13/01/2022
Thuốc xịt mũi ngăn lây nhiễm nCoV trong 8 giờ

Thuốc xịt mũi ngăn lây nhiễm nCoV trong 8 giờ

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Helsinki tạo ra một loại thuốc xịt mũi mới có thể bảo vệ người dùng hiệu quả trước nCoV và nhiều biến chủng, bao gồm Omicron.

Đăng ngày: 13/01/2022
Chuyên gia Israel: Chỉ cần tiêm đến mũi thứ 3 là đủ chống Covid-19 lâu dài

Chuyên gia Israel: Chỉ cần tiêm đến mũi thứ 3 là đủ chống Covid-19 lâu dài

Liệu mũi vaccine thứ 3 có giúp chúng ta chấm dứt đại dịch?

Đăng ngày: 12/01/2022
Phát hiện mới về triệu chứng Covid-19 kéo dài

Phát hiện mới về triệu chứng Covid-19 kéo dài

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng máu của nhiều người khỏi bệnh Covid-19 có vi huyết khối, được cho là nguyên nhân của những triệu chứng dai dẳng dù đã âm tính với virus.

Đăng ngày: 11/01/2022
Phát hiện biến thể lai giữa Delta và Omicron

Phát hiện biến thể lai giữa Delta và Omicron

Ngày 8-1, truyền thông quốc tế đưa tin các nhà khoa học ở Cyprus đã phát hiện biến thể mới " kết hợp các yếu tố của biến thể Delta và Omicron"

Đăng ngày: 10/01/2022
Thời điểm nào F0 dễ lây lan virus?

Thời điểm nào F0 dễ lây lan virus?

Thời điểm nào người bệnh Covid-19 có thể làm phát tán virus mạnh nhất?

Đăng ngày: 08/01/2022
Chiết xuất từ vi khuẩn ngăn nCoV bám vào tế bào

Chiết xuất từ vi khuẩn ngăn nCoV bám vào tế bào

OM-85, hợp chất phân giải tế bào lấy từ vi khuẩn, có thể ngăn chặn lây nhiễm nCOV bằng cách giảm khả năng liên kết của virus với thụ thể ACE2 ở bề mặt tế bào phổi.

Đăng ngày: 07/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News