Vì sao Từ Hi Thái hậu không dám uống nước giếng ven đường khi chạy khỏi kinh thành?

Vào giai đoạn hậu kỳ của triều đại nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu được xem là một nhân vật cầm quyền nổi bật thuộc vương triều này.

Chỉ tiếc rằng, tiếng tăm mà vị Lão Phật gia ấy lưu lại cho hậu thế lại chẳng hề tốt đẹp. Sinh thời, bà bị đánh giá là người có dã tâm, âm hiểm xảo trá, xa xỉ lãng phí.

Dưới sự thống trị của Từ Hi, tai ương liên tiếp xảy đến với Thanh triều. Kết quả là năm 1900, khi liên quân 8 nước tấn công vào thành Bắc Kinh, Từ Hi Thái hậu đã phải dẫn theo vua Quang Tự hoảng hốt tháo chạy khỏi kinh thành.

Có giai thoại truyền lại rằng, trên đường chạy trốn tới Tây An, vị Thái hậu này dù khát tới đâu cũng không dám uống bất kỳ một ngụm nước giếng ven đường nào.

Phải chăng những giếng nước ấy có ẩn chứa bí mật đáng sợ nào khiến cho một người phụ nữ khét tiếng như Từ Hi cũng phải khiếp sợ?

Lời cảnh báo về bí mật đáng sợ của những giếng nước ven đường từng bị Từ Hi xem nhẹ


Hình chân dung Từ Hi Thái hậu. (Nguồn Internet).

Cổ nhân có câu: "Vạn sự trên đời đều có nhân quả", muốn hiểu rõ nguyên nhân của việc này, chúng ta cần phải biết được những gì mà Từ Hi đã trải qua trên con đường tháo chạy khỏi kinh đô.

Tương truyền rằng, trước khi chạy trốn, có người đã âm thầm nói với Thái hậu tuyệt đối không được uống nước từ những chiếc giếng ven đường.

Nguyên nhân là bởi chất lượng giếng không đảm bảo. Không chỉ vậy, giữa buổi thời thế loạn lạc, quốc gia bị xâm lăng, không ngoại trừ khả năng những chiếc giếng này có thể chứa thi thể người chết.

Ban đầu, Từ Hi còn không quá tin tưởng vào điều này. Thế nhưng sau khi chạy trốn không bao lâu, sự thực tàn khốc đã khiến cho vị Thái hậu ấy không thể không tiếp nhận lời khuyên nói trên.

Có giai thoại truyền lại rằng, một hôm khi đang trên đường chạy trốn, đoàn người của Từ Hi bất ngờ bắt gặp một trận mưa lớn.

Khi đang chật vật tìm nơi để tránh mưa, họ đã bắt gặp một chuyện kinh hoàng xảy ra bên cạnh một giếng nước.

Sự thật phía sau những giếng nước ven đường khiến Từ Hi không dám uống dù chỉ một ngụm


Những chiếc giếng thời xưa thường được cho là nơi phi tang thi thể hoặc ẩn giấu nhiều bí mật đáng sợ khác. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Tương truyền rằng khi ấy, trong lúc đoàn người của Thái hậu đang nghỉ ngơi, một phu xe chở các cung nữ đã phát hiện phía trước có một giếng nước, bên thành giếng lại có một chiếc mũ bằng cỏ.

Người này liền chạy tới lấy chiếc mũ đội đầu để làm vật che nắng che mưa, nào ngờ khi vừa cầm mũ lên thì bất ngờ hét lên một tiếng thảm thiết.

Ngay khi ấy, các cung nữ trên xe ngựa cũng chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trước mắt. Hóa ra ở đó lại có thi thể của một người đã chết, còn chiếc mũ kia là vật được người khác phủ lên để che mặt thi thể.

Sau khi bị cảnh tượng này dọa cho choáng váng, đoàn người liền nhanh chóng rời đi. Sự việc đáng sợ này cũng khiến họ ý thức được một sự thật phũ phàng rằng, nước giếng ở dọc đường quả thực không thể uống.

Cứ như vậy, trên suốt chặng đường chạy trốn tới Tây An, đoàn người của Từ Hi thái hậu dù khát tới đâu cũng không dám uống một ngụm nước nào từ những chiếc giếng ở ven đường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Đăng ngày: 13/02/2025
Vì sao con thiêu thân thích

Vì sao con thiêu thân thích "đâm đầu" vào ánh sáng?

Dù là ánh sáng của lửa, của bóng đèn hay từ ti vi, điện thoại, những con thiêu thân cũng không ngần ngại mà lao thẳng vào.

Đăng ngày: 05/02/2025
Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết không chỉ có tác dụng trang trí mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng trong truyền thống dân tộc ta.

Đăng ngày: 03/02/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 29/01/2025
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 19/01/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 30/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News