Vụ phun trào núi lửa làm thay đổi "bộ mặt" sao Hỏa
Vòm núi nửa khổng lồ Tharsis trên sao Hỏa là tác giả khiến bề mặt hành tinh đỏ xoay chuyển với một tỷ tỷ tấn dung nham.
Theo Science Daily, bề mặt sao Hỏa từng trải qua một quá trình nghiêng lớn cách đây 3 - 3,5 tỷ năm. Nguyên nhân không phải do trục quay của hành tinh thay đổi mà do lớp bên ngoài (lớp manti và lớp vỏ) xoay chuyển quanh phần lõi bên trong. Các nhà khoa học từng đề cập đến giả thuyết này trước đây nhưng chưa thể chứng minh.
Trong nghiên cứu công bố hôm 2/3 trên tạp chí Nature, vòm núi lửa khổng lồ Tharsis là nguyên nhân làm nghiêng bề mặt sao Hỏa. Nó hình thành cách đây hơn 3,7 tỷ năm ở 20 độ vĩ Bắc.
Bề mặt sao Hỏa bị nghiêng một góc khoảng 20 độ cách đây 3 đến 3,5 tỷ năm. (Ảnh: Đại học Paris-Sud).
Núi lửa Tharsis phun trào liên tục trong vài trăm triệu năm, tạo thành một cao nguyên có đường kính hơn 5.000km, độ dày 12km. Khối lượng dung nham phun trào từ ngọn núi lên đến một tỷ tỷ tấn (bằng 1/70 lần khối lượng Mặt Trăng). Khối lượng này lớn đến mức khiến lớp vỏ và lớp manti của sao Hỏa xoay quanh phần lõi. Núi lửa Tharsis dịch chuyển về phía đường xích đạo, tương ứng vị trí cân bằng mới. Trước khi xảy ra quá trình nói trên, hai cực của sao Hỏa không ở vị trí ngày nay.
Các nhà nghiên cứu Sylvain Bouley ở Đại học Paris-Sud và David Baratoux ở Đại học Toulouse III - Paul Sabatier, Pháp, lần đầu tiên chỉ ra những con sông có nguồn gốc ở dải đất phía nam cực sao Hỏa dịch chuyển khoảng 20 độ so với vị trí hiện tại.
Nghiên cứu nói trên làm thay đổi hoàn toàn quan niệm núi lửa Tharsis hình thành cách đây hơn 3,7 tỷ năm, xuất hiện trước những con sông và kiểm soát dòng chảy của chúng. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, trước và sau khi núi lửa Tharsis xuất hiện, hầu hết các dòng sông chảy từ vùng cao nguyên phía Nam bán cầu đến vùng đồng bằng thấp ở Bắc bán cầu. Ngoài ra, các dòng sông có thể xuất hiện cùng lúc núi lửa Tharsis hình thành.
Đặc điểm địa hình sao Hỏa trước khi nghiêng cũng được sử dụng để nghiên cứu khí hậu ban đầu của hành tinh này. Tại thời điểm đó, sao Hỏa có khí hậu lạnh và bầu khí quyển đặc, băng đá tích tụ ở khoảng 25 độ vĩ Nam, tại những vùng đáy sông khô cạn hiện nay.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
