Vụ va chạm khổng lồ sinh ra hai mặt trăng sao Hỏa

Các mặt trăng của sao Hỏa có thể được hình thành sau khi sao Hỏa va chạm với một hành tinh sơ khai có kích thước bằng 1/3 nó.

Theo Huffington Post, nhiều nhà khoa học trước đây cho rằng hai mặt trăng Phobos và Deimos của sao Hỏa có nguồn gốc từ các tiểu hành tinh bị bắt giữ khi bay ngang qua hành tinh đỏ.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience hôm 4/7, một nhóm các nhà khoa học Pháp, Bỉ và Nhật Bản dựa trên mô phỏng máy tính đã phát hiện hai mặt trăng Phobos và Deimos hình thành sau vụ va chạm lớn giữa sao Hỏa với một hành tinh sơ khai (protoplanet) bằng 1/3 kích thước của nó.


Minh họa vụ va chạm khổng lồ tạo ra 2 mặt trăng Phobos và Deimos. (Ảnh: Labex UnivEarthS 2016).

Đây là một lý thuyết từng được đề xuất, nhưng giới khoa học trước đây không thể lý giải tại sao một tác động lớn như vậy lại tạo ra hai mặt trăng nhỏ hơn thay vì một mặt trăng khổng lồ duy nhất, đặc biệt là một số mảnh vụn xuất hiện rải rác tại khu vực hai mặt trăng hình thành.

Vụ va chạm xảy ra khoảng 100 - 800 triệu năm sau khi các hành tinh bắt đầu hình thành. Những mảnh vỡ từ vụ va chạm tạo thành một đĩa rất rộng xung quanh sao Hỏa. Đĩa bao gồm hai phần, phần bên trong có mật độ cao hơn với thành phần chủ yếu là vật chất nóng, phần bên ngoài rất mỏng do chứa nhiều khí.

Phần bên trong của đĩa hình thành một mặt trăng có kích thước gấp 1.000 lần Phobos. Quá trình tương tác hấp hẫn ở vùng đĩa ngoài đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp cho việc tập hợp các mảnh vỡ để tạo ra nhiều vệ tinh nhỏ hơn và nằm cách xa hơn.

Sau vài nghìn năm, sao Hỏa được bao quanh bởi một nhóm khoảng 10 mặt trăng nhỏ và một mặt trăng khổng lồ. Vài triệu năm sau đó, khi các mảnh vỡ của đĩa không còn, lực hấp dẫn của sao Hỏa hút hầu hết các vệ tinh xuống bề mặt của nó, bao gồm cả mặt trăng lớn. Hai mặt trăng nằm ở xa nhất là Phobos và Deimos vẫn còn đến ngày nay.

Mặt trăng khổng lồ ở phần đĩa bên trong va chạm với sao Hỏa được cho là nguyên nhân tạo ra lưu vực Borealis, một vùng đất thấp và rộng lớn ở phía bắc sao Hỏa. Mặt trăng Phobos bay cách sao Hỏa 6.000km, và dự kiến nó cũng sẽ rơi xuống hành tinh này sau 20 - 40 triệu năm nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News