Vùng đất 120.000 năm không có ánh Mặt trời ở Nam Cực

Các nhà khoa học mới đây phát hiện vùng đất bị cô lập, không có ánh sáng trong thời gian dài, tồn tại trong vùng nước biển lạnh giá ở Nam Cực.

Theo Live Science, một nhóm nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) hiện đang khám phá hệ sinh thái biển bí ẩn dưới thềm Nam Cực.

Vùng đất 120.000 năm không có ánh Mặt trời ở Nam Cực
Băng Nam Cực.

Nơi này được tiếp xúc với ánh sáng và không khí lần đầu tiên sau 120.000 năm. Đó là khi tảng băng trôi khổng lồ kích thước tương đương bang Delaware của Mỹ vỡ ra vào tháng 7 năm ngoái.

Tảng băng A-68 ước tính nặng tới 1.000.000 tấn, bắt đầu tách khỏi thềm Nam Cực cách đây nhiều thập kỷ. Những vết nứt nhỏ xuất hiện từ những năm 1960.

Vào tháng 7 năm ngoái, khối băng trôi khổng lồ cuối cùng đã tách hoàn toàn, trôi ra phía nam đại dương và tan chảy hết.

Khối băng di chuyển để lộ ra vùng đất rộng lớn hơn 5.800km2. Đây là nơi ánh sáng mặt trời chưa từng rọi tới trong hàng trăm ngàn năm.

Nhà sinh học biển BAS Katrin Linse nói: "Chúng tôi không biết gì về vùng đất này. Nó được bao phủ bởi băng dày vài trăm mét. Chúng tôi tới đó một cách nhanh chóng trước khi môi trường dưới biển thay đổi, ánh sáng mặt trời lọt xuống nước và những loài mới bắt đầu xâm lấn".

Vùng đất 120.000 năm không có ánh Mặt trời ở Nam Cực
Băng tan ở Nam Cực để lộ vùng đất 120.000 năm chưa từng thấy ánh Mặt trời.

Các nhà khoa học từng đưa ra giả thuyết về khả năng có dạng sống giống như ngoài hành tinh ở bên dưới lớp băng vĩnh của Nam Cực.

Ở những vùng khác xung quanh Nam Cực, một số sinh vật kỳ dị bắt đầu xuất hiện. Một con sâu biển với cổ họng dài và hàm răng sắc nhọn, giống như “đồ trang trí Giáng sinh đến từ địa ngục”.

Một số sinh vật khác lại khiến các nhà khoa học kinh ngạc vì khả năng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Đó là loài cá băng Nam Cực, có chất chống đông ngay trong máu và dịch cơ thể, khiến nó sống được ở nơi nhiệt độ cực thấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News