Ý tưởng "phà không gian" cho phép làm điều không tưởng với rác vũ trụ
Thử nghiệm với chiếc dù lượn giúp công ty Outpost Technologies đưa được những vật thể từ vũ trụ về Trái đất để kiểm tra hoặc sửa chữa.
Theo báo cáo của NASA, ít nhất 26.000 mảnh rác thải vũ trụ quay quanh Trái đất có kích thước bằng một quả bóng mềm - đủ lớn để phá hủy một vệ tinh. Trong đó, hơn 500.000 mảnh vỡ lớn bằng đá cẩm thạch - có khả năng làm hỏng tàu vũ trụ, trong khi hơn 100 triệu mảnh bé có thể làm thủng đồ bảo hộ trong không gian.
Ở tầng bình lưu, Outpost Technologies đang thử nghiệm ý tưởng "phà không gian" với dù lượn để đưa các vệ tinh và phần cứng không gian trở lại Trái đất. (Ảnh: Outpost).
Để giải quyết tình trạng này, Outpost Technologies - một công ty startup có trụ sở tại Mỹ, đã đưa ra thử nghiệm vô cùng táo bạo, đó là chở những vệ tinh, tên lửa lơ lửng ngoài vũ trụ quay về Trái đất bằng dù lượn.
Kế hoạch được Outpost Technologies đưa ra bao gồm việc phóng các vệ tinh lên quỹ đạo bằng một phương tiện nhỏ. Sau đó, họ sẽ dẫn chúng trở lại bầu khí quyển bằng dù lượn, ở tốc độ cận âm.
Điều này sẽ cho phép hạ cánh nguyên vẹn thiết bị, vệ tinh hoặc tên lửa xuống Trái đất mà không có bộ phận nào bị đốt cháy trong quá trình tiến vào bầu khí quyển.
Outpost Technologies cũng sử dụng cách thức tương tự để đưa rác vũ trụ, gồm các vệ tinh cũ và mảnh vỡ quay lại Trái đất.
Các bước thực hiện kế hoạch đưa vật thể không gian trở lại Trái đất bằng dù lượn. (Ảnh: Outpost).
Giới chuyên môn đánh giá ý tưởng này được đưa ra nhằm đáp ứng sự ra đời của các giai đoạn tên lửa có thể tái sử dụng bởi Blue Origin và SpaceX. Cùng với đó, việc tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh giai đoạn đầu có thể trở nên khả thi trong tương lai.
"Tôi rất tin vào ý tưởng một ngày nào đó sẽ có hàng triệu người sống và làm việc trong không gian. Thành thật mà nói, điều đó sẽ không xảy ra nếu như chúng ta không có một lộ trình rõ ràng", ông Jason Dunn, CEO Outpost Technologies cho biết.
Cho đến nay, các ý tưởng của startup tới từ Mỹ đang ở giai đoạn thiết kế và thử nghiệm ban đầu. Hiện công ty đã huy động được 7 triệu USD tài trợ hạt giống cho dự án.
Trước đó, Hanspeter Schaub, giáo sư Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ tại Đại học Colorado ở Boulder đề xuất dọn dẹp rác vũ trụ bằng "súng bắn điện từ", cho phép người điều khiển làm chậm vật thể hoặc chuyển hướng quỹ đạo của vật thể.
Một giải pháp khác được đề xuất từ Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAEA), đó là bắn một sợi dây động lực vào vật thể từ một tàu vũ trụ, rồi kéo nó xuống bầu khí quyển.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng những phương pháp này đều còn khá xa vời, và khó để áp dụng vào thực tế. Chưa kể tới nguy cơ thất bại khi dự án được thử nghiệm, có thể dẫn tới một loạt các thảm họa đi kèm.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
