5 căn bệnh nguy hiểm Hoàng gia châu Âu mắc phải trong lịch sử

Nữ hoàng Victoria (Anh) bị rối loạn đông máu và di truyền cho ba thế hệ sau, còn Ivan Bạo Chúa ở Nga qua đời vì giang mai.

Tầng lớp quý tộc phương Tây cũng không thể tránh khỏi quy luật sinh - lão - bệnh - tử. Đôi khi, người hoàng gia mắc phải những căn bệnh đáng sợ như năm nhân vật dưới đây, theo Listverse.

Nữ hoàng Victoria: Chứng rối loạn đông máu

5 căn bệnh nguy hiểm Hoàng gia châu Âu mắc phải trong lịch sử
Chân dung Nữ hoàng Victoria. (Ảnh: Wikipedia).

Nữ hoàng Victoria được ghi nhận là trường hợp đầu tiên trong Hoàng gia Anh mang mầm bệnh rối loạn đông máu. Bà di truyền gene bệnh cho ba thế hệ sau và góp phần khiến rối loạn đông máu lan tới nhiều quốc gia khác như Nga, Tây Ban Nha, Phổ thông qua các cuộc hôn nhân của con cháu.

Rối loạn đông máu liên quan tới nhiễm sắc thể X. Ở nữ, khả năng bị bệnh rất thấp do có tới hai nhiễm sắc thể X. Ngược lại, nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X nên nguy cơ bệnh cao hơn.

Bị rối loạn đông máu, người bệnh thiếu protein đông máu nên các vết thương rất nhỏ cũng có thể gây chảy máu dẫn tới tử vong.

Hoàng tử Albert: Bệnh Crohn

Hoàng tử Albert vừa là chồng vừa là anh họ của Nữ hoàng Victoria. Ông mất sớm và đột ngột ở tuổi 42 vào cuối năm 1861. Trong đau khổ, Nữ hoàng Victoria đã ra lệnh khám nghiệm tử thi của chồng để tìm hiểu nguyên nhân tử vong.

Ban đầu, người ta xác định Hoàng tử Albert qua đời vì thương hàn. Gần đây, nhà sử học Helen Rappaport từ Đại học Oxford (Anh) chứng minh bệnh Crohn, một dạng viêm ruột mạn tính mới là thủ phạm gây ra cái chết của phu quân nữ hoàng Anh khi ấy.

Triệu chứng nổi bật của bệnh Crohn là các cơn đau dữ dội vùng bụng, đúng như những gì Hoàng tử Albert đã trải qua vài tháng trước khi qua đời. Ngày nay, y học có thể chữa trị bệnh Crohn nhưng vào đầu thế kỷ XIX, nó chẳng khác nào án tử hình.

Vua James I: Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria

5 căn bệnh nguy hiểm Hoàng gia châu Âu mắc phải trong lịch sử
Chân dung Vua James I. (Ảnh: Wikipedia).

Sau khi Nữ hoàng Elizabeth mất, James I chính thức trở thành vua nước Anh. Có khả năng ông mắc một căn bệnh liên quan đến thần kinh cơ di truyền bởi cả cha và một người con của ông đều có đôi chân mỏng manh. James I đi lại rất khó khăn và cần sự trợ giúp cho đến khi 5 tuổi.

Một số triệu chứng của rối loạn chuyển hóa Porphyria bao gồm sốt, đau ở vùng bụng và các khu vực khác với nước tiểu sậm màu. Vua James I còn gặp vấn đề về tâm thần. Một lần đi săn, ông xé toạc bụng một con nai rồi cho cả tay chân mình vào đó, khiến máu con vật vương vãi khắp nơi.

Trong thời kỳ vàng son, James I còn bị viêm khớp nặng, loét miệng, gầy trơ xương. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhà vua còn trải qua nhiều cơn đột quỵ dẫn tới mất trí. Ông như một đứa trẻ, không thể nhận ra người khác hay quyết định việc triều chính.

James I qua đời năm 1625 với đủ biểu hiện của bệnh Porphyria. Trước đó, ông cũng mất khả năng nuốt và nói chuyện.

Vua George V: Viêm màng phổi

Vua George V trị vì 25 năm và có công lớn trong việc đổi tên vùng trị vì từ Saxe-Coburg-Gotha thành Windsor. Nguyên nhân tử vong của vua George V được xác định là do viêm màng phổi, thật ra ông đã được tiêm thuốc để hưởng cái chết nhẹ nhàng.

Theo ghi chép của bác sĩ hoàng gia Dawson, Nữ hoàng Mary và Hoàng tử Edward VIII không muốn Vua George V phải chịu đựng thêm bất cứ sự đau đớn nào khi bệnh tình đã không thể cứu vãn. Bác sĩ Dawson đã chuẩn bị hỗn hợp thuốc độc và tính toán thời gian tử vong sao cho cái chết của Vua George V trở thành tin tức nóng hổi trên các tờ báo buổi sáng.

Khoảng 23h ngày 20/1/1936, vị vua hôn mê được tiêm morphine và cocaine. Gần một giờ sau, ông đến cõi vĩnh hằng.

Ivan Tsar IV: Bệnh giang mai

5 căn bệnh nguy hiểm Hoàng gia châu Âu mắc phải trong lịch sử
Chân dung Ivan Bạo Chúa. (Ảnh: Wikipedia).

Ivan Tsar IV là một trong những hoàng đế tàn bạo nhất nước Nga nên còn được gọi là Ivan Bạo Chúa. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, người ta tìm thấy thủy ngân trong thi thể nhà vua, từ đó đưa ra hai giả thuyết về cái chết Sa hoàng: Một là Ivan bị đầu độc, hai là ông bị bệnh giang mai vì ngày trước, các bác sĩ sử dụng thủy ngân để điều trị căn bệnh này.

Các tài liệu lịch sử ghi chép rằng Ivan Bạo Chúa có thể mắc bệnh giang mai do cưỡng ép người ở cả hai giới tính phục vụ tình dục cho mình. Một số ý kiến nhận định giang mai dẫn đến thay đổi tính cách khiến Ivan ban đầu thông tuệ, tốt bụng trở thành kẻ giết người dã man.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Nếu bánh mỳ bị mốc một nửa, bạn có thể ăn phần bánh còn lại chưa bị mốc không?

Nếu bánh mỳ bị mốc một nửa, bạn có thể ăn phần bánh còn lại chưa bị mốc không?

Có không ít trường hợp để tiết kiệm, mọi người chỉ cắt phần bánh bị mốc đi và ăn phần còn lại chưa có dấu hiệu lạ.

Đăng ngày: 01/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News