Ăn côn trùng là góp phần bảo vệ Trái đất

Côn trùng được coi là món ăn yêu thích của nhiều người châu Á. Nó là một nguồn thực phẩm giàu protein và có lượng khí thải carbon thấp so với các nguồn thực phẩm khác. Nó cũng có nhiều vitamin và khoáng chất hữu cơ, vì vậy được coi là một lựa chọn thực phẩm sạch và bổ dưỡng.

Ngày nay nhiều người bắt đầu ăn côn trùng vì lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Côn trùng có nhiều chất béo, protein và dinh dưỡng. Mặc dù điều này khác nhau giữa các loài và giai đoạn vòng đời, hàm lượng protein của côn trùng thường rơi vào 40-60%. Côn trùng cũng cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu của con người. Có hơn 2.000 loài côn trùng ăn được. Liệu việc kết hợp côn trùng vào chế độ ăn uống của chúng ta có thực sự bảo vệ môi trường hay không?

Ăn côn trùng là góp phần bảo vệ Trái đất
Côn trùng là thực phẩm được tiêu thụ ở nhiều nơi. (Ảnh: Organic Authority).

Thực phẩm thân thiện với hành tinh

Nghiên cứu cho thấy dế trưởng thành chứa 65% protein tính theo trọng lượng, cao hơn cả thịt bò (23%) và đậu phụ (8%). Côn trùng cũng có nhiều khoáng chất như đồng, sắt và magiê. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng được nhiều người trên khắp thế giới tiêu thụ.

Côn trùng chuyển đổi thức ăn thành năng lượng hiệu quả hơn nhiều so với vật nuôi thông thường. Dế trưởng thành và ấu trùng sâu bột cần lượng thức ăn ít hơn 5-10 lần so với gia súc. Côn trùng cũng là loài máu lạnh. Vì thế chúng không sử dụng quá trình trao đổi chất để sưởi ấm hoặc làm mát bản thân, điều này càng làm giảm mức sử dụng năng lượng và thức ăn.

Trung bình chỉ có 45% cơ thể bò và 55% cơ thể gà được tiêu thụ. Đối với côn trùng, bạn có thể ăn toàn bộ ấu trùng và 80% trọng lượng của một con dế trưởng thành. Côn trùng cũng sinh sản nhanh hơn động vật có xương sống, với nhiều thế hệ có thể sinh ra trong một năm.

Ăn côn trùng là góp phần bảo vệ Trái đất
Dế thường được phục vụ như một món ăn nhẹ ở nhiều nước trên thế giới. (Ảnh: Jeremy Bezanger).

Để cung cấp cùng một giá trị dinh dưỡng, việc canh tác côn trùng chỉ sử dụng một phần diện tích đất, năng lượng và nước của chăn nuôi gia súc thông thường. Ví dụ việc sản xuất một kg protein, ấu trùng sâu bột thải ra 14 kg CO2, ít hơn nhiều so với 500 kg CO2 thải ra trong quá trình nuôi bò lấy thịt. Hơn nữa, côn trùng cần ít diện tích đất nông nghiệp hơn 70 lần so với thịt bò.

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật không nên bỏ qua

Sản xuất thực phẩm đều tác động đến môi trường. Ví dụ, thịt bò tạo ra lượng khí thải nhà kính gấp 100 lần so với sản xuất đậu Hà Lan.

Thực phẩm từ côn trùng ít gây hại cho môi trường hơn so với sản xuất thịt nhưng lại tạo ra phát thải cao hơn so với hầu hết loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Mỗi kg protein, sản xuất hạt đậu chỉ thải ra 4 kg CO2, trong khi cần khoảng một nửa diện tích đất nông nghiệp trồng đậu phụ để nuôi côn trùng.

Việc côn trùng có phải là thực phẩm thân thiện với môi trường hay không sẽ phụ thuộc vào loại protein mà chúng thay thế. Nếu thực phẩm từ côn trùng được sử dụng để thay thế thịt thông thường thì điều này có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Tuy nhiên, lợi ích lớn cũng có thể đạt được nếu các giải pháp thay thế dựa trên thực vật được áp dụng.

Ăn côn trùng là góp phần bảo vệ Trái đất
Chế độ ăn thực vật thường có lượng khí thải carbon ít hơn so với thịt và sữa. (Ảnh: Megan Thomas).

An toàn khi sử dụng côn trùng làm thực phẩm

Ước tính có tới 1,3 tỷ tấn thực phẩm được sản xuất cho con người bị lãng phí mỗi năm. Côn trùng có thể góp phần mang lại giá trị trong sản xuất thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Ruồi lính đen được nuôi trên các sản phẩm phụ như vỏ hạnh nhân có thể được chuyển thành thức ăn cho gia súc hoặc nuôi trồng hải sản.

Tuy nhiên, việc cho côn trùng ăn các sản phẩm phụ hữu cơ đòi hỏi phải quản lý cẩn thận để tránh rủi ro ô nhiễm hóa chất và vi sinh vật. Một số loài côn trùng có thể tiêu hóa một số chất gây ô nhiễm, nhưng có khả năng tích tụ sinh học có hại. Do đó, phân và chất thải phục vụ ăn uống bị cấm dùng làm thức ăn cho côn trùng nuôi ở châu Âu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều bạn chưa biết về thịt nuôi trong phòng thí nghiệm

Điều bạn chưa biết về thịt nuôi trong phòng thí nghiệm

Thịt nuôi trong phòng thí nghiệm (in vitro meat) được sản xuất bằng cách trồng tế bào của động vật trong môi trường nhà máy, để tăng sản lượng và giảm chi phí so với việc nuôi trồng động vật.

Đăng ngày: 16/01/2023
Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ loài mối khổng lồ khi nhiệt độ Trái đất tăng lên

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ loài mối khổng lồ khi nhiệt độ Trái đất tăng lên

Mối có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động, tàn phá nhiều khu vực khi nhiệt độ của Trái đất tăng lên.

Đăng ngày: 15/01/2023
Kiến đạn: Loài côn trùng nhỏ nhưng lại có vết cắn đau đớn nhất hành tinh

Kiến đạn: Loài côn trùng nhỏ nhưng lại có vết cắn đau đớn nhất hành tinh

Kiến đạn là một loại kiến sống tại miền nam Nam Mỹ, được biết đến là loài kiến có vết cắn đau đớn nhất thế giới, khiến nạn nhân đau đớn, thậm chí là tê liệt tạm thời dù cơ thể chỉ có 2,5cm.

Đăng ngày: 13/01/2023
Phát hiện củ tỏi

Phát hiện củ tỏi "voi" nặng hơn 5kg tại Australia

Theo phóng viên tại Sydney, mới đây, một cặp vợ chồng nông dân ở bang New South Wales của Australia đã phát hiện các củ tỏi

Đăng ngày: 11/01/2023
Đổ xô đi ngắm loài hoa khó ngửi nhất thế giới

Đổ xô đi ngắm loài hoa khó ngửi nhất thế giới

Hoa titan arum tỏa ra mùi hôi như xác động vật chết đã thu hút du khách lũ lượt kéo về vườn bách thảo Adelaide để chiêm ngưỡng loại thực vật hiếm thấy này.

Đăng ngày: 10/01/2023
Phát hiện 110.000 loại virus RNA chưa từng thấy trước đây

Phát hiện 110.000 loại virus RNA chưa từng thấy trước đây

Một nghiên cứu mới tiết lộ các nhà khoa học đã xác định được khoảng 110.000 loại virus RNA chưa từng thấy trước đây.

Đăng ngày: 08/01/2023
Marimo: Loài tảo cầu cực kì

Marimo: Loài tảo cầu cực kì "đáng yêu" đang được giới trẻ yêu thích hiện nay là gì?

Tảo cầu hay còn gọi là Marimo, bóng hồ, bóng rong biển, tên khoa học là Aegagropila linnaei, là một loại tảo thường được tìm thấy ở bắc của bán cầu Bắc.

Đăng ngày: 07/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News