Biến không khí thành nước ngọt để trồng trọt trên sa mạc

Bằng cách biến không khí thành nước ngọt, nhóm nghiên cứu đã trồng thành công rau bina trên sa mạc Saudi Arabia vào tháng 6 khi nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C.

Một nhóm các nhà khoa học ở Saudi Arabia đã phát minh một hệ thống có khả năng sản xuất điện, nước để cây trồng phát triển được trên sa mạc, theo Hãng tin Sputnik.

Biến không khí thành nước ngọt để trồng trọt trên sa mạc
Vùng sa mạc ở Saudi Arabia - (Ảnh: ISTOCK).

Theo bài báo được xuất bản trên tạp chí khoa học Cell Reports Physical Science, thiết bị của các nhà khoa học sử dụng tấm pin mặt trời (tế bào quang điện) và vật liệu hydrogel độc đáo mà họ đã phát minh ra.

Hydrogel (polyme hấp thụ nước) là một loại vật liệu hóa học polyme mới, còn được gọi là chất hấp thụ nước, chất giữ nước.

Cách thức hoạt động của phát minh này như sau: Hydrogel hấp thụ nước có trong khí quyển, ngay cả ở những khu vực khô cằn. Năng lượng mặt trời sẽ làm nóng hydrogel. Với không khí xung quanh, khi lớp hấp thụ hydrogel được làm nóng, nó tạo ra nước ngọt có thể được sử dụng để tưới cây.

Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã trồng rau bina trên sa mạc Saudi Arabia vào tháng 6 khi nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C. 57 trong số 60 hạt giống rau bina được trồng đã phát triển đến 18cm.

Các nhà nghiên cứu đã gọi đứa con tinh thần của mình là WEC2P, viết tắt của "Hệ thống đồng sản xuất nước - điện - cây trồng".

Theo Viện Tài nguyên thế giới, "Hệ thống đồng sản xuất nước - điện - cây trồng" không chỉ giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nước - ảnh hưởng đến 400 triệu người ở khu vực cận sa mạc Sahara của châu Phi - mà còn cải thiện an ninh nước và môi trường.

"Một phần dân số thế giới vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch do họ sống ở các vùng nông thôn có khí hậu khô hạn hoặc bán khô hạn. Thiết kế của chúng tôi giúp việc sử dụng năng lượng sạch khỏi lãng phí và thích hợp cho các trang trại phi tập trung, quy mô nhỏ ở những nơi xa xôi như sa mạc và hải đảo", theo ông Peng Wang, giáo sư tại Đại học Khoa học và công nghệ King Abdullah của Saudi Arabia, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để biến phát minh của họ thành một sản phẩm ra được thị trường, bằng cách cải tiến hydrogel để nó hấp thụ nhiều nước hơn từ không khí xung quanh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bụi Sahara biến bầu trời châu Âu thành màu cam

Bụi Sahara biến bầu trời châu Âu thành màu cam

Đám bụi lớn từ sa mạc Sahara khiến chất lượng không khí ở nhiều nơi tại châu Âu giảm 5 lần và có thể tạo ra “mưa máu”.

Đăng ngày: 18/03/2022
Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán

Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán

Nhóm nhà khoa học Mỹ đang thực hiện dự án làm tuyết nhân tạo để hỗ trợ giải quyết giai đoạn hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 1.200 năm qua.

Đăng ngày: 17/03/2022
Động đất 7,3 độ Richter, Nhật Bản phát cảnh báo sóng thần

Động đất 7,3 độ Richter, Nhật Bản phát cảnh báo sóng thần

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã làm rung chuyển phía đông Nhật Bản vào tối 16-3. Hiện chưa có báo cáo thiệt hại.

Đăng ngày: 17/03/2022
Cầu vồng ngược hay ảo ảnh

Cầu vồng ngược hay ảo ảnh "trêu ngươi" người xem của tạo hóa?

Cầu vồng ngược được nhà thiên văn học kiêm giáo viên tiểu học người Ý Marcella Giulia Pace phát hiện khi mặt trời chuẩn bị lặn trên bầu trời ngày 24/2.

Đăng ngày: 14/03/2022
Phát hiện

Phát hiện "chiến binh bí ẩn" chống biến đổi khí hậu?

Rất nhiều sinh vật đang trú ngụ ở các lớp trầm tích dưới đáy biển và số lượng sinh vật khổng lồ này có thể đóng vai trò quan trọng, trong việc cô lập và hấp thụ carbon cũng như đối với lưới thức ăn đại dương.

Đăng ngày: 13/03/2022
Một nửa rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành thảo nguyên

Một nửa rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành thảo nguyên

Theo một nghiên cứu mới đây, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon ở khu vực Nam Mỹ có thể biến thành thảo nguyên (savanna) trong vài thập kỷ tới.

Đăng ngày: 09/03/2022
Các vệ tinh đã xác định vị trí của các

Các vệ tinh đã xác định vị trí của các "siêu phát xạ" methane trên thế giới

Các nhà khoa học đã phát hiện chính xác những nơi rò rỉ lượng lớn " siêu phát thải" khí methane từ sản xuất dầu và khí đốt, đóng góp tới 12% lượng methane vào bầu khí quyển hàng năm.

Đăng ngày: 08/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News