Boongke in 3D bảo vệ phi hành gia trên Mặt trăng

Công ty AI SpaceFactory thiết kế boongke in 3D trên Mặt trăng có thể bảo vệ phi hành gia trước bức xạ, thiên thạch và động đất.

Căn cứ của AI SpaceFactory sẽ có mái vòm kiểu La Mã phủ hơn 2,5m đất Mặt trăng cùng với 3 cụm độc lập bao quanh sân chung. Mỗi cụm có diện tích 75m2 trong khi khu vực trung tâm rộng 90m2. Thiết kế vỏ ngoài in 3D cũng tích hợp cây quang điện để thu thập năng lượng Mặt trời.


Boongke in 3D mang tên LINA. (Ảnh: AI SpaceFactory)

Trong thập kỷ tới, nhiệm vụ Artemis của NASA sẽ đưa phi hành gia tới cực nam Mặt trăng, khu vực nơi Mặt trời thường xuyên chiếu sáng. Căn cứ LINA (Lunar Infrastructure Asset) sẽ được xây dựng bởi robot tự động gần miệng hố Shackleton. Đây là địa điểm ánh sáng chiếu tới gần như liên tục, cho phép tận dụng năng lượng Mặt trời. Không chỉ vậy, phần bóng của thành hố cũng giúp thu thập nước băng thuận lợi.

Theo nhóm thiết kế, với tuổi thọ ít nhất 50 năm, LINA có thể chứa robot tự hành có người lái điều áp như Phương tiện khám phá không gian, thiết bị viễn thông và các module sinh sống. Boongke Mặt trăng sẽ được bao phủ bởi lớp đất mặt, cung cấp khả năng bảo vệ tối đa trước bức xạ Mặt trời và vũ trụ, vi thiên thạch, hoạt động địa chấn như động đất và dao động nhiệt cực đoan. Thiết kế của LINA là kết quả cộng tác giữa AI SpaceFactory và NASA nhằm phát triển công nghệ xây dựng trên bề mặt Mặt trăng trong khung thời gian của chương trình Artemis.

Để xây dựng căn cứ, AI SpaceFactory đang phát triển một hệ thống in 3D có thể vận hành trong môi trường chân không với khoảng nhiệt độ từ -170 đến 70 độ C. Nguyên mẫu đầu tiên đang được thử nghiệm tại Trung tâm vũ trụ Kennedy trong buồng mô phỏng môi trường ở cực nam Mặt trăng. AI SpaceFactory hy vọng công trình có thể hỗ trợ định cư dài hạn và du hành tới nhiều hành tinh khác.

Sau nhiệm vụ Artemis 1 không người lái vòng quanh Mặt trăng, nhiệm vụ Artemis 2 sẽ phóng vào tháng 5/2024 và bay tới Mặt trăng mà không hạ cánh. Tiếp theo, nhiệm vụ Artemis 3 sẽ hạ cánh xuống bề mặt Mặt trăng sớm nhất vào năm 2025. Đây sẽ là nhiệm vụ chở người tới Mặt trăng đầu tiên sau hơn 50 năm, kể từ nhiệm vụ Apollo 17 vào tháng 12/1972.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News