Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19

Thuốc hạ sốt có nhiều dạng. Những người bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19 cần biết cách dùng đúng các dạng thuốc này mới đạt hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Thuốc hạ sốt dạng viên nén, viên nang

Đối với dạng viên nén, viên nang... nói chung, nên uống với nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.

Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19
Dạng này có ở hầu hết các loại thuốc hạ sốt.

Không được bẻ, nghiền hoặc nhai thuốc ở dạng này (trừ khi có hướng dẫn khác của bác sĩ hoặc dược sĩ). Nhiều loại thuốc có tác dụng kéo dài hoặc có lớp phủ đặc biệt và phải được nuốt toàn bộ.

Một số người nghiền thuốc hoặc mở viên nang và trộn thuốc vào thức ăn mềm để dễ nuốt hơn. Tuy nhiên điều này không khuyến nghị cho tất cả các loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giải phóng kéo dài. Nghiền thuốc ra uống có thể khiến thuốc giải phóng quá nhanh và gây ra tác dụng phụ.

Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt thuốc, hãy nói với bác sĩ và dược sĩ có thể thay đổi dạng thuốc lỏng hoặc viên thuốc nhỏ hơn và dễ nuốt hơn.

Thuốc hạ sốt dạng viên sủi

Thuốc hạ sốt có dạng bột sủi bọt (thường dùng cho trẻ em) và viên nén sủi bọt.

Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19
Khi uống cần hòa tan viên thuốc trong 1 cốc nước (khoảng 200 ml).

Công thức sủi bọt thường chứa một axit hữu cơ (thường là axit xitric) và muối cacbonat hoặc bicacbonat (thường là natri bicacbonat). Khi tiếp xúc với nước, các chất này phản ứng tạo thành carbon dioxide, tạo điều kiện cho viên thuốc phân hủy và hòa tan hoạt chất.

Trong các nghiên cứu dược động học, công thức sủi bọt giúp hấp thu paracetamol nhanh hơn so với công thức uống thông thường (dạng viên uống).

Khi uống cần hòa tan viên thuốc trong 1 cốc nước (khoảng 200 ml), chờ cho đến khi hết sủi bọt (thuốc hòa tan hết) mới uống. Với dạng gói bột sủi bọt dùng cho trẻ nhỏ có thể pha với ít nước hơn. Không được nuốt trực tiếp viên thuốc với nước.

Dạng này thích hợp cho trẻ em và những người khó nuốt thuốc viên.

Thuốc hạ sốt dạng lỏng

Thuốc dạng lỏng tốt cho trẻ em và người lớn (đặc biệt là người lớn tuổi), những người không thể nuốt viên nén hoặc viên nang.

Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19
Thuốc dạng lỏng cần phải lấy thìa, cốc đong đi kèm với thuốc để lấy liều chính xác.

Dạng lỏng được sản xuất cho trẻ em và được pha thêm hương vị để che đi mùi vị của thuốc. Cần lắc kỹ chai thuốc trước khi dùng.

Thông thường đi kèm với các loại thuốc dạng lỏng này thường có cốc đong hoặc muỗng, thìa đi kèm để lấy thuốc. Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng này dể lấy liều lượng thuốc chính xác.

Không được lấy thìa trong nhà bếp để đong thuốc hoặc ước lượng thuốc dễ dẫn đến quá liều, nguy hiểm nhất là khi dùng cho trẻ em.

Liều lượng hạ sốt cho trẻ em phải dựa trên cân nặng của bệnh nhân và luôn phải sử dụng thiết bị đo chính xác.

Dạng thuốc đạn

Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19
Dạng thuốc đạn chứa paracetamol hạ sốt.

Thuốc đạn trực tràng là dạng thuốc rắn được đưa vào trực tràng. Chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng thường thu hẹp ở một đầu. Thuốc đặt trực tràng chứa acetaminophen (paracetamol) cũng rất phổ biến trên thị trường.

Thuốc đặt trực tràng cũng cho tác dụng nhanh và hấp thu trực tiếp vào máu, thích hợp cho những người không thể dùng thuốc bằng đường uống, những người có vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn…

Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19
Cách đặt thuốc trực tràng.

Đưa thuốc đạn vào trực tràng, đầu hẹp đưa vào trước, nhẹ nhàng và đẩy viên thuốc đạn qua cơ vòng (cơ mở của trực tràng). Đối với người lớn, đẩy sâu khoảng 2,5 cm (1 inch). Đối với trẻ em, tùy thuộc vào kích thước của trực tràng có thể đẩy sâu từ 1,25 đến 2,5 cm.

Lưu ý: Khi sử dụng các sản phẩm hạ sốt, cần dùng đúng liều lượng, dùng đúng cách…

Thuốc hạ sốt cũng có thể được tìm thấy trong nhiều sản phẩm trị ho, cảm lạnh và cúm. Người bệnh cần đọc nhãn thuốc trước khi sử dụng để tránh trùng lặp điều trị hoặc có thể dùng thuốc quá liều. Nói chung, thuốc hạ sốt cần từ 30 đến 60 phút sau khi dùng để giảm nhiệt độ và cảm giác khó chịu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu tạo ra vaccine đường mũi ngừa Covid-19

Nghiên cứu tạo ra vaccine đường mũi ngừa Covid-19

Các nhà nghiên cứu tạo ra loại vaccine mới có khả năng tạo miễn dịch niêm mạc ở mũi, rào cản đầu tiên chống lại virus trước khi chúng di chuyển xuống phổi.

Đăng ngày: 17/09/2021
Top 10 điều bác sĩ khuyên để sống chung với SARS-CoV-2

Top 10 điều bác sĩ khuyên để sống chung với SARS-CoV-2

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa, đột biến và sẽ tồn tại lâu dài với loài người.

Đăng ngày: 15/09/2021
Lý do không nên test kháng thể cho người tiêm vaccine Covid-19

Lý do không nên test kháng thể cho người tiêm vaccine Covid-19

Xét nghiệm kháng thể không thể khẳng định một người nào đó mắc Covid-19. Những người đã tiêm chủng cũng có thể cho ra kết quả âm, dương tính giả.

Đăng ngày: 14/09/2021
Chưa biến chủng Covid-19 nào đủ sức đánh bại Delta

Chưa biến chủng Covid-19 nào đủ sức đánh bại Delta

Không phải các biến chủng " đáng quan tâm" như Lambda hay Mu, các nhà khoa học mới đây cho biết những làn sóng lây nhiễm Covid-19 vẫn do biến chủng Delta thống trị.

Đăng ngày: 13/09/2021
Vì sao vaccine Covid-19 không có hiệu quả trọn đời?

Vì sao vaccine Covid-19 không có hiệu quả trọn đời?

Không giống như vaccine dành cho một số căn bệnh nguy hiểm khác như sởi, bạch hầu, uốn ván, hiệu quả bảo vệ của vaccine Covid-19 suy giảm chỉ sau một thời gian ngắn.

Đăng ngày: 13/09/2021
Moderna phát triển vắc xin

Moderna phát triển vắc xin "2 trong 1" ngừa cả Covid-19 lẫn cúm

Vắc xin " 2 trong 1" kết hợp vắc xin ngừa cúm và vắc xin ngừa COVID-19 là một thông tin tích cực rất được quan tâm. Thông tin này đã giúp cho cổ phiếu của Moderna tăng thêm 6,2% trong ngày 9-9.

Đăng ngày: 12/09/2021
Thiết bị mới ở Thái Lan phát hiện Covid-19 qua mồ hôi nách

Thiết bị mới ở Thái Lan phát hiện Covid-19 qua mồ hôi nách

Các nhà nghiên cứu Thái Lan đang phát triển thiết bị di động có thể phát hiện virus corona qua mồ hôi. Việc lấy mẫu mất 15 phút, máy cho kết quả sau 30 giây.

Đăng ngày: 11/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News