Châu Âu dự kiến phóng hai vệ tinh tạo nhật thực toàn phần theo yêu cầu

Các nhà khoa học châu Âu đang chuẩn bị phóng hai vệ tinh được thiết kế để tạo ra nhật thực toàn phần theo yêu cầu.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phóng tàu vũ trụ Proba-3 trong vài tuần tới, liên quan đến việc đưa một cặp vệ tinh bay theo đội hình gần nhau quanh quỹ đạo Trái đất.

Hai vệ tinh này sẽ được kết nối bằng tia laser và cảm biến ánh sáng. Một vệ tinh sẽ chặn tầm nhìn Mặt trời của chiếc còn lại, tạo ra nhật thực kéo dài trong nhiều giờ. ESA cho biết việc quan sát những lần nhật thực này sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu Mặt trời và hiểu về cách nó có thể gây gián đoạn cho đường dây điện, vệ tinh GPS và các công nghệ khác trên Trái đất.

Châu Âu dự kiến phóng hai vệ tinh tạo nhật thực toàn phần theo yêu cầu
Hiện tượng nhật thực toàn phần.

ESA tin rằng sứ mệnh này cũng sẽ đóng vai trò tiên phong cho các chuyến bay vũ trụ khác hỗ trợ nghiên cứu về sóng hấp dẫn, hành tinh ngoài hệ Mặt trời và hố đen.

ESA đã dành hơn 10 năm để lên kế hoạch cho sứ mệnh này, bao gồm việc phát triển một loạt các cảm biến phức tạp giữ cho hai vệ tinh được khóa chặt với nhau với độ chính xác nhỏ hơn một millimet khi chúng bay quanh Trái đất cách nhau 144m.

Giám đốc dự án Proba-3 - ông Damien Galano, nói với tờ Observer: "Khi hai vệ tinh ở đúng quỹ đạo, một vệ tinh sẽ thả đĩa che phủ tầm nhìn Mặt trời của vệ tinh thứ hai và do đó tạo ra nhật thực kéo dài tới sáu giờ mỗi ngày”.

Ông Francisco Diego tại Đại học College London (Anh) cho biết, trên Trái đất, trung bình nhật thực toàn phần xảy ra khoảng 2 năm một lần và các nhà khoa học thường phải di chuyển quãng đường dài, phụ thuộc vào thời tiết để nghiên cứu chúng, trong khi việc quan sát chỉ có thể diễn ra trong vài phút. Điều đó không cung cấp nhiều thời gian để các nhà khoa học có quan sát chi tiết

Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu vành nhật hoa của Mặt trời xuất hiện trong nhật thực bởi nhiệt độ của nó. Bề mặt Mặt trời có thể đạt 6.000 độ C, trong khi nhiệt độ của vành nhật hoa vào khoảng 1 triệu độ. Bằng cách tạo ra nhật thực kéo dài hàng giờ, Proba-3 sẽ tạo dữ liệu giúp giải quyết bí ẩn này.

Ông Diego bổ sung: "Chúng ta sẽ có thể nghiên cứu vành nhật hoa một cách chi tiết và lâu dài, tạo ra thông tin giải thích tại sao nó lại nóng như vậy trong khi bề mặt của Mặt trời lại tương đối "mát mẻ". Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu được cách Mặt trời ảnh hưởng đến thời tiết vũ trụ".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Bóng ma" 13,8 tỉ tuổi xuyên thủng Hệ Mặt trời

Vật thể ra đời trong giây đầu tiên sau Vụ nổ Big Bang có thể vừa lướt qua và làm rung chuyển các hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 30/09/2024
Hôm qua,

Hôm qua, "mặt trăng thứ hai" của Trái đất chính thức xuất hiện

Các nhà khoa học NASA cho biết Trái đất sẽ có " mặt trăng thứ hai" vào Chủ nhật, nhưng nó sẽ không tồn tại lâu.

Đăng ngày: 30/09/2024
Trung Quốc phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi

Trung Quốc phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi

Tối 27-9, Trung Quốc đã phóng thành công Shijian-19, vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi đầu tiên của nước này, vào không gian.

Đăng ngày: 30/09/2024
Sao chổi 80.000 năm mới

Sao chổi 80.000 năm mới "hiện hình" xuất hiện trên bầu trời Việt Nam

Sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS), sao chổi được mong đợi nhất năm, được nhìn thấy trên bầu trời TP Quy Nhơn, Bình Định sáng 29-9.

Đăng ngày: 30/09/2024
SpaceX phóng tàu vũ trụ đón phi hành gia mắc kẹt trên ISS

SpaceX phóng tàu vũ trụ đón phi hành gia mắc kẹt trên ISS

Phó giám đốc NASA cho biết rất cảm kích trước sự hỗ trợ và tính linh hoạt của SpaceX trong hoạt động này.

Đăng ngày: 30/09/2024
Tàu vũ trụ bắt được tín hiệu lạ: Kỷ lục mới về

Tàu vũ trụ bắt được tín hiệu lạ: Kỷ lục mới về "tử thần vũ trụ"!

Dữ liệu gây bối rối từ tàu vũ trụ Gaia có thể tiết lộ một trong những loại vật thể được săn lùng nhiều nhất trong dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 29/09/2024
Hiện tượng dị thường bí ẩn ảnh hưởng tới tàu vũ trụ

Hiện tượng dị thường bí ẩn ảnh hưởng tới tàu vũ trụ

Cho tới nay, giới khoa học vẫn chưa thể lý giải hiện tượng gây ra sự khác biệt giữa chuyển động dự kiến và chuyển động ghi lại được khi một tàu vũ trụ bay ngang hành tinh.

Đăng ngày: 28/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News