Chiêm ngưỡng 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời đêm
Những người yêu thích thiên văn học thế giới vừa chiêm ngưỡng sự kiện đặc biệt khi cả 7 hành tinh thuộc Hệ Mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời đêm.
Theo Daily Mail, sự kiện thiên văn này kéo dài đến hết tuần này. Ở một số vị trí thuận lợi bạn quan sát các hành tinh trên bầu trời đêm bằng mắt thường. Bạn có thể quan sát trực tiếp sao Kim, sao Thủy, sao Thổ, sao Mộc và sao Hỏa bằng mắt thường theo hướng tây nam của đường chân trời và nhìn về phía đông.
Tuy nhiên, sao Thiên Vương, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, và sao Hải Vương, nằm giữa sao Thổ và sao Mộc quan sát được bằng kính thiên văn.
Nếu quan sát hiện tượng này từ Bắc Cực, các nhà thám hiểm sẽ thấy cả 7 hành tinh, nhưng ánh sáng từ chúng sẽ yếu hơn so với các vị trí khác ở Bắc Bán cầu.
Thứ tự các hành tinh chúng ta có thể quan sát sau khi Mặt Trời lặn từ đường chân trời phía tây nam sang phía đông. (Ảnh: Daily Mail).
Sao Thủy là hành tinh khó nhìn thấy nhất vì nó nằm ở vùng sáng của đường chân trời. Nếu bạn xác định được sao Kim thì có thể dễ dàng tìm thấy sao Thủy (cách khoảng 1,5 độ nhìn về phía tây) vì chúng nằm gần nhau nếu quan sát bằng mắt thường trên bầu trời đêm. Dù vậy thời gian để quan sát toàn bộ 7 hành tinh trên bầu trời đêm không nhiều bởi khoảng cách giữa chúng.
Năm hành tinh còn lại nằm hết về phía đông đường chân trời. sao Mộc dễ nhận biết nhất khi nó sáng hơn các ngôi sao khác trên bầu trời. Tuy nhiên đến nửa đêm nó cũng sẽ biến mất.
Trong số 7 hành tinh, duy nhất sao Hỏa có thể quan sát rõ cả đêm ngay sau khi Mặt Trời lặn.
Từ đường chân trời phía đông, sao Hỏa sẽ có màu đỏ và sáng hơn hầu hết các ngôi sao, trong khi sao Thổ láng giềng của nó sẽ có màu vàng khi nó xuất hiện ở phía tây nam sau khi màn đêm buông xuống.
Các hành tinh có vành đai có thể quan sát được từ 3 giờ sáng mỗi ngày.
Năm hành tinh có thể quan sát được bằng mắt thường trên bầu trời đêm (từ bên phải sang) gồm: sao Kim, sao Thủy, sao Thổ, sao Mộc và sao Hỏa. (Ảnh: Stellarium)
Ngoài 7 hành tinh, Mặt Trăng cũng sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm vào tối nay 29/12 dưới dạng lưỡi liềm và nằm giữa sao Mộc và sao Thổ.
Theo nhà thiên văn học Gianluca Masi thuộc Dự án Kính viễn vọng Ảo, những người yêu thích thiên văn học có thể quan sát cả 7 hành tinh thuộc Hệ Mặt trời vào mỗi tối đến hết ngày 31/12, sau khi Mặt Trời lặn. Hiện tượng dù thường xuyên xảy ra nhưng nó vẫn một trải nghiệm độc đáo.
Đa phần các hành tinh quay quanh Mặt trời có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau, gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Tuy nhiên chúng không ở gần nhau như theo chúng ta thấy trên bầu trời đêm, mỗi hành tinh thường cách nhau cả triệu km.
Lần gần đây nhất có thể quan sát các hành tinh cùng một lúc trên bầu trời đêm là tháng 6. Năm hành tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường đều xuất hiện theo thứ tự khoảng cách của chúng với Mặt trời.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời
Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.
