Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như "Gia Cát Lượng", đầy mưu hèn kế bẩn để săn mồi bằng mọi giá

Loài nhện này có một thân hình bé xíu, nhưng trí thông minh của chúng thì chẳng hề bé chút nào!

Nếu đã từng thích thú với Tam Quốc Diễn Nghĩa, hẳn bạn không thể không biết đến vị quân sư tài ba Gia Cát Lượng (Khổng Minh), người có thể dùng mưu lược để đánh bại cả vạn quân. Gia Cát Lượng là đại diện cho sức mạnh trí tuệ của con người. Tuy nhiên không chỉ loài người mới biết bày mưu tính kế mà các loài động vật khác cũng có thể. Và đôi khi, chúng còn đến từ sinh vật nhỏ bé ít ai ngờ tới.

Nhân vật kiệt xuất mà chúng ta đang nói tới là loài nhện Portia fimbriata. Kích thước khi trưởng thành của loài này là 6,8 - 10,5mm cho con cái và 5,2 - 6,5 mm cho con đực. Chúng thuộc họ nhện nhảy, chính là họ hàng với những chú nhện nhỏ có hai mắt to tròn, chạy lăng quăng mà đôi khi bạn bắt gặp ấy, dù ngoại hình của chúng khá sần sùi, ít dễ thương hơn các anh em của mình.

Tuy nhiên đây là loài nhện sở hữu một trí thông minh vượt trội, với các chiến thuật săn mồi vô cùng đa dạng. Có lẽ chúng phải thông minh như vậy là do các con mồi yêu thích là không hề dễ bắt: chính là các loài nhện khác, thậm chí những loài có kích thước to hơn chúng nhiều lần.

Loài nhện chứa đầy "mưu hèn kế bẩn"

P. fimbriata phân bố ở những khu vực có rừng mưa nhiệt đới từ Nam Á, Đông Nam Á cho đến châu Úc. Trong đó P. fimbriata ở Queensland, Úc được đánh giá là thông minh nhất. Kỹ năng săn mồi của chúng phong phú đến mức ngoại trừ con người và các loài linh trưởng bậc cao, thì khó có động vật nào bì kịp.

Phân loài P.fimbriata ở Queenland có thực đơn hầu hết gồm nhện dệt mạng và các loài nhện nhảy khác, vốn đều là những kẻ săn mồi tinh ranh nguy hiểm. Vì thế, chúng đã tiến hóa các đặc điểm phù hợp để bắt các "bữa ăn" khó xơi này. Lớp da cứng chắc giúp chúng chống lại các cú đâm từ răng nọc nhện, còn nọc độc thì lại đặc biệt mạnh với các loài nhện khác và đủ sức hạ gục con mồi lớn hơn bản thân gấp đôi...

Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như Gia Cát Lượng, đầy mưu hèn kế bẩn để săn mồi bằng mọi giá
Phân loài P.fimbriata ở Queenland có thực đơn hầu hết gồm nhện dệt mạng.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định đã tạo nên kẻ săn nhện thành công là một bộ não có khả năng lập ra nhiều chiến thuật tinh quái để hạ gục mục tiêu. Và chúng ta hãy cùng tham gia một chuyến đi săn của sinh vật này để có thể hình dung được độ "quái" của chúng.

Cuộc săn bắt đầu...

Trên nền rừng mưa, một mảnh vụn đang bị gió cuốn đi. Nhưng khoan! Hãy lại gần nhìn kĩ hơn. Hóa ra đó là một P. fimbriata đang đi tìm mồi. Bằng thị lực sắc bén của mình, nó đã phát hiện ra bữa ăn là một con nhện to đang treo mình trên mạng. Đây là lúc bộ não thiên tài của P.fimbriata bắt đầu vạch ra các chiến thuật.

1. Giả làm con mồi

Một số P.fimbriata sẽ bò đến một góc mạng nhện và dùng gảy tơ tạo ra rung động. Đó có thể là bắt chước rung động của một con côn trùng mắc lưới giãy giụa, mảnh lá rơi trên mạng, hoặc tín hiệu tán tỉnh của nhện đực. Nó có thể lặp đi lặp lại, thay đổi tần số rung cho đến khi nạn nhân tò mò tiến lại gần.

Do thị lực kém nên nhện mạng sẽ không thể nhìn rõ P.fimbriata cho đến lúc quá muộn. Khi khoảng cách đủ gần, P.fimbriata sẽ nhảy xổ tới, cắm răng nọc vào sau đầu và kết liễu con mồi trong vài giây.

2. Dụng nhiễu ẩn thân

Khi con mồi nhận biết được rung động do chúng tạo ra và tránh xa, P.fimbriata sẽ dùng cách tiếp cận trực tiếp hơn. Chúng chờ đợi các cơn gió thổi qua hoặc khi côn trùng dính vào mạng, làm xuất hiện những đợt rung động, rồi từng bước theo nhịp rung bò lên mạng để ẩn giấu đi sự hiện diện của bản thân.

3. Tập kích trên cao

Nếu con mồi vẫn phát hiện và sẵn sàng chống trả, nguy cơ bị thương cao thì P. fimbriata sẽ rút lui khỏi mạng nhện. Nó bỏ cuộc ư? Không, bởi lẽ đây là loài săn mồi vô cùng ma mãnh. Việc rút lui chỉ tạm thời nhằm tránh sự kích động của con nhện bị săn.

Khi con mồi đã yên vị trở lại trên chiếc mạng của mình, P.fimbriata sẽ từ xa quan sát xung quanh, tìm những điểm tập kích trên cao như một nhánh cây hay chiếc lá ở ngay phía trên mạng.

Sau đó nó sẽ chọn đi đường vòng, thậm chí những khoảng đường khá xa tạm thời không còn thấy con mồi, để đến được vị trí vừa ý. Đến lúc đã ở ngay trên đầu mục tiêu, P.fimbriata cẩn thận neo một sợi tơ vào chỗ đang đứng, rồi thả mình xuống "tặng" cho kẻ xấu số còn đang ngơ ngác một nhát cắn chứa đầy nọc độc.

4. Nhử bằng mồi ngon

Đối với P.fimbriata cái, ngoài việc chủ động săn mồi giống với con đực thì chúng cũng biết dệt mạng. Những chiếc mạng đó thường được kết nối với... mạng của một loài nhện khác, vốn là con mồi tiềm năng của chúng!

Mạng của P.fimbriata cái cũng có khả năng bắt dính côn trùng - đây là các "món phụ" của chúng ngoài nhện. Tuy nhiên, khi cảm nhận được tín hiệu có côn trùng mắc vào mạng, P.fimbriata không vội kết liễu ngay mà chờ khá lâu cho đến khi con mồi bất động hoàn toàn. Trong lúc đó, các rung động do côn trùng vùng vẫy có thể truyền sang chiếc mạng bên cạnh.

Nếu kẻ hàng xóm kìm lòng không đặng trước bữa ăn bày sẵn mà mò sang thì chắc bạn cũng có thể đoán ra kết cục: bản thân nó sẽ trở thành món chính cho con nhện ma mãnh kia!

5. Rung cây dọa khỉ

Các chiến thuật vừa kể được P. fimbriata áp dụng với nhện dệt mạng, nhưng chúng cũng săn cả nhện nhảy vốn có thị lực tốt và di chuyển linh hoạt hơn hẳn. Với con mồi này thì ngoài chiến thuật phổ biến là tiến lại chầm chậm như một mảnh vụn bị gió cuốn rồi bất ngờ tấn công từ phía sau, chúng còn áp dụng một mánh khóe vô cùng độc đáo.

Cụ thể, khi săn loài nhện nhảy Jacksonoides queenslandicus vốn cũng có khả năng ngụy trang tốt, nhiều lúc P. fimbriata chỉ dò thấy mùi con mồi thông qua lông khứu giác, nhưng lại không thể nhìn ra nó giữa cảnh vật xung quanh.

Khi đó, P.fimbriata sẽ thực hiện những cú nhảy cao đột ngột lên không trung khiến con mồi bị bất ngờ và phải xoay người để tìm kiếm nguồn gốc xáo trộn, và thế là tự lộ tẩy vị trí! Lúc này P. fimbriata chỉ cần áp dụng tiếp chiến thuật rình rập cổ điển để hoàn thành nốt việc còn lại.

Trên đây là vài chiến thuật săn mồi phổ biến của P.fimbriata ở Queensland mà các nhà sinh vật học ghi nhận được. Ngoài ra chúng còn nhiều chiến thuật đa dạng ứng với những con mồi khác nhau. Đặc biệt cũng như con người, chúng không chỉ săn mồi theo bản năng, mà áp dụng theo kiểu thử-sai.

Nếu một chiến thuật không hiệu quả, chúng sẽ đổi sang cách tiếp cận mới, cứ như vậy cho đến khi thành công rồi ghi nhớ cách đó. Như vậy liệu đã đủ khiến chúng ta cảm thấy ấn tượng? Bởi tất cả tư duy phức tạp này đến từ loài vật có kích thước chỉ vài milimet!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ký sinh trùng trong thịt chưa nấu chín có thể gây ung thư não

Ký sinh trùng trong thịt chưa nấu chín có thể gây ung thư não

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy ký sinh trùng Toxoplasma gondii trong thịt sống, nước thải bị ô nhiễm, có thể gây bệnh ung thư não hiếm gặp.

Đăng ngày: 13/01/2021
Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu

Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu

Chúng ta thường chỉ thấy và sử dụng quả kỷ tử màu đỏ, vậy loài màu đen có gì khác biệt mà giá cao đến thế

Đăng ngày: 10/01/2021
Trung Quốc lai tạo giống bông mới để cắt giảm ô nhiễm

Trung Quốc lai tạo giống bông mới để cắt giảm ô nhiễm

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lai tạo ra một giống bông mới có thể tiến đến cắt giảm việc sử dụng màng phủ nông nghiệp và tránh ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 09/01/2021
Phát hiện loài hoa siêu hiếm còn tồn tại ở Hawaii

Phát hiện loài hoa siêu hiếm còn tồn tại ở Hawaii

Bất chấp nhiều nỗ lực của các nhà nghiên cứu tìm kiếm " họ hàng" của nó, cho đến nay loài hoa Hawaii bản địa này dường như là độc nhất vô nhị.

Đăng ngày: 06/01/2021
Loại virus có khả năng lây nhiễm cao và tốc độ nhanh khi trời rét

Loại virus có khả năng lây nhiễm cao và tốc độ nhanh khi trời rét

Trong thời tiết lạnh, khắc nghiệt, tế bào đường hô hấp của chúng ta dễ bị tổn thương kéo theo nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa.

Đăng ngày: 05/01/2021
Phát hiện về lá đòng giúp cải thiện hiệu suất cây lúa

Phát hiện về lá đòng giúp cải thiện hiệu suất cây lúa

Sự khác biệt trong khả năng quang hợp của lá đòng giữa các giống lúa khác nhau mở ra cơ hội lai tạo cây trồng cho năng suất cao hơn.

Đăng ngày: 05/01/2021
Kiến vàng điên đe dọa di sản thế giới tại Australia

Kiến vàng điên đe dọa di sản thế giới tại Australia

Các nhà bảo tồn tại Australia kêu gọi tài trợ khẩn cấp từ chính quyền tiểu bang và liên bang để đối phó với một trong những loài xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 28/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News