Công ty Nhật Bản sẽ phóng tàu đổ bộ Mặt trăng thứ hai
Công ty ispace lên kế hoạch cho Nhiệm vụ 2 - phóng tàu đổ bộ Resilience và robot Tenacious lên Mặt trăng nhờ tên lửa Falcon 9 của SpaceX.
Bộ đôi Resilience và Tenacious dự kiến cất cánh từ khu vực Bờ biển Không gian thuộc bang Florida, Mỹ, ispace thông báo hôm 12/9. "Tôi vui mừng thông báo rằng việc lắp ráp tàu đổ bộ Resilience đã hoàn tất. Chúng tôi đang đi đúng tiến độ với kế hoạch phóng sớm nhất vào tháng 12. Địa điểm hạ cánh đã được quyết định và việc chuẩn bị cho Nhiệm vụ 2 đang tiến triển ổn định", Takeshi Hakamada, nhà sáng lập kiêm CEO của ispace, cho biết.
Một kỹ sư ispace đang kiểm tra robot thám hiểm Tenacious trong khoang chở hàng của tàu đổ bộ Mặt trăng Resilience. (Ảnh: ispace).
Địa điểm hạ cánh chính của Resilience nằm gần trung tâm Mare Frigoris, hay Biển Lạnh, ở 60,5 độ vĩ Bắc và 4,6 độ kinh Tây trên Mặt trăng. Theo ispace, địa điểm này được chọn dựa trên những hạn chế về kỹ thuật và hoạt động, cũng như giá trị khoa học. Các tiêu chí bao gồm có ánh sáng Mặt trời liên tục và liên lạc được từ Trái đất. Một số địa điểm dự phòng cũng được bố trí để đảm bảo sự linh hoạt về vận hành và hoạt động khoa học.
Mare Frigoris là một vùng đồng bằng bazan rộng lớn ở phía bắc Mặt trăng. Nếu thành công, Nhiệm vụ 2 sẽ là lần hạ cánh xa nhất về phía bắc tính đến nay. Ngày hạ cánh dự kiến chưa được tiết lộ.
Tàu hạ cánh Resilience sẽ mang theo 5 món hàng, bao gồm thiết bị điện phân nước của công ty Kỹ thuật Nhiệt Takasago, module độc lập cho các thí nghiệm sản xuất thực phẩm của công ty Euglena, máy dò bức xạ không gian sâu của Đại học Quốc lập Trung ương Đài Loan và một tấm hợp kim của Viện Nghiên cứu Bandai Namco.
Món hàng thứ 5 chính là Tenacious, robot thám hiểm nhỏ gọn chỉ cao 26 cm, do công ty con của ispace tại Luxembourg phát triển. Robot trang bị một camera HD gắn phía trước. Nó cũng sẽ mang theo Moonhouse, ngôi nhà nhỏ màu đỏ với khung trắng của nghệ sĩ Mikael Genberg.
Nhiệm vụ này được thiết kế dựa trên tàu đổ bộ HAKUTO-R nặng khoảng 1.000 kg của ispace và sẽ là nỗ lực thứ hai của công ty để hạ cánh xuống Mặt trăng. Nỗ lực đầu tiên vào tháng 4/2023 đã thất bại do cảm biến độ cao trên tàu bị nhầm lẫn khi thấy vành hố trũng. Tàu đổ bộ Resilience được nâng cấp phần mềm và cải tiến dựa trên kinh nghiệm từ nhiệm vụ đầu tiên.
Hiện nay, Nhật Bản đã có một phương tiện hạ cánh thành công trên Mặt trăng là Tàu đổ bộ Thông minh Điều tra Mặt trăng (SLIM) của Cơ quan Thám hiểm Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Con tàu hạ cánh thành công vào tháng 1, dù bị nghiêng. Theo thông báo của JAXA cuối tháng 8, con tàu hiện đã ngừng hoạt động.
ispace cũng đang phát triển một tàu đổ bộ lớn hơn cho tương lai mang tên Apex 1.0. Con tàu dự kiến phóng lên trong Nhiệm vụ 3 vào khoảng năm 2026.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
