Dấu vết sự sống ở nơi không thể ngờ giữa Thái Dương hệ

Các nhà khoa học vừa khám phá ra nơi có thể chứa bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh mà tàu vũ trụ của con người dễ dàng nắm bắt.

Theo SciTech Daily, một nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Washington (Mỹ) và Đại học Freie Berlin (Đức) đã chỉ ra các hạt băng được phun lên từ Europa hay Enceladus có thể chứa đựng bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh mà NASA bấy lâu tìm kiếm.

Europa là mặt trăng của sao Mộc, Enceladus là mặt trăng của sao Thổ.

Dấu vết sự sống ở nơi không thể ngờ giữa Thái Dương hệ
Vật chất phun ra khỏi bề mặt Enceladus có thể chứa đựng dấu vết sự sống - (Ảnh đồ họa: NASA).

Bên dưới vỏ băng của các mặt trăng băng giá này là đại dương ngầm, nơi các nhà khoa học hành tinh tin rằng có thể ẩn chứa sự sống.

Thế nhưng, việc tìm kiếm sự sống bên dưới lớp vỏ băng này là một thách thức lớn. NASA đã có dự định phóng tàu Europa Clipper lên Europa vào tháng 10-2024 và đang thử nghiệm một con rắn robot dành cho Enceladus.

Phát hiện mới cho thấy Europa Clipper có thể có cơ hội thành công lớn với những hạt băng.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, hoạt động thủy nhiệt dưới đáy đại dương ngầm của hai mặt trăng này cũng như các vết nứt trên vỏ băng có thể tạo ra đủ động lực để đẩy vật chất theo dòng nước phun ra ngoài không gian.

Luồng vật chất này có khả năng cao chứa các tế bào sống đủ để máy quang phổ khối - thứ được trang bị cho nhiều tàu NASA và cả Europa Clipper - xác định được.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra điều này thông qua mô hình giả lập, mô phỏng lại cách các hạt vật chất băng giá thoát khỏi đại dương Europa và Enceladus, bay với tốc độ 4-6 km/giây trong không gian và va vào các thiết bị quan sát.

Máy quang phổ khối đã thành công trong việc các định các dấu hiệu quan trọng, nhất là với một máy quang phổ khối mạnh như Máy phân tích bụi SUrface trên Europa Clipper, có khả năng phát hiện 1 vật liệu tế bào duy nhất lẫn trong hàng trăm ngàn hạt băng.

Thậm chí các nhà khoa học tin rằng cả một vi khuẩn sống cũng có cơ hội được phát hiện.

Đó sẽ là một con Sphingopyxis alaskensis hoặc họ hàng của chúng, hoặc một loài cùng kích cỡ. Đó là loài vi khuẩn cực nhỏ được tìm thấy ở bang Alaska nước Mỹ, cả cơ thể có thể nhét vừa một hạt băng.

Phát hiện này có thể là kim chỉ nam để NASA và các cơ quan vũ trụ khác lập trình tàu vũ trụ của họ trong các sứ mệnh săn tìm sự sống sắp tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sắp có mưa sao băng cổ xưa tỏa sáng trên bầu trời

Sắp có mưa sao băng cổ xưa tỏa sáng trên bầu trời

Mưa sao băng Lyrids diễn ra hàng năm từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 4. Cực điểm năm nay rơi vào đêm 22 rạng sáng 23/4 là cơ hội để người yêu thiên văn quan sát sự kỳ thú của bầu trời đêm.

Đăng ngày: 02/04/2024
Tàu thăm dò Mặt trăng của Nhật Bản lại

Tàu thăm dò Mặt trăng của Nhật Bản lại "chìm vào giấc ngủ"

(JAXA) ngày 1/4 thông báo Tàu đổ bộ thông minh nghiên cứu Mặt trăng (SLIM) của nước này một lần nữa " chìm vào giấc ngủ" sau khi lập kỳ tích: sống sót qua đêm trăng cực lạnh thứ hai.

Đăng ngày: 02/04/2024
Đâu là điểm kết thúc của Hệ Mặt trời?

Đâu là điểm kết thúc của Hệ Mặt trời?

Tùy vào cách định nghĩa, biên giới của hệ Mặt Trời có thể là Vành đai Kuiper, nhật mãn hoặc Đám mây Oort.

Đăng ngày: 02/04/2024
Có thể nhìn thấy những vụ nổ cực lớn trong nhật thực toàn phần ngày 8/4

Có thể nhìn thấy những vụ nổ cực lớn trong nhật thực toàn phần ngày 8/4

Khi Mặt trăng che phủ hoàn toàn mặt trời vào ngày 8/4, người xem sẽ có cái nhìn hiếm hoi về vành nhật hoa của Mặt trời và mọi thứ phát nổ từ đó.

Đăng ngày: 02/04/2024
Tàu NASA tiết lộ nguyên nhân mất sóng vô tuyến ở Thái Bình Dương

Tàu NASA tiết lộ nguyên nhân mất sóng vô tuyến ở Thái Bình Dương

Một vụ nổ rất mạnh đã làm ion hóa phần trên của bầu khí quyển Trái Đất, dẫn đến gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn.

Đăng ngày: 01/04/2024
Phóng tên lửa hạng nặng Delta IV sau sự cố rò rỉ nitơ

Phóng tên lửa hạng nặng Delta IV sau sự cố rò rỉ nitơ

Lần phóng của tên lửa hạng nặng United Launch Alliance Delta IV đã được lên lịch lại vào sáng sớm 30/3 sau sự cố rò rỉ nitơ vào phút cuối.

Đăng ngày: 01/04/2024
Khám phá điều bất ngờ trên quốc kỳ, màu nào được dùng nhiều nhất?

Khám phá điều bất ngờ trên quốc kỳ, màu nào được dùng nhiều nhất?

Màu được sử dụng nhiều nhất có tỷ lệ là 30,3%, trong khi màu ít nhất chỉ xuất hiện trên vỏn vẹn 2 lá cờ.

Đăng ngày: 31/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News