Gặp trục trặc, tàu Voyager 1 mất liên lạc suốt nhiều tháng

Trục trặc liên lạc ngăn tàu thăm dò Voyager của NASA, tàu vũ trụ bay xa Trái đất nhất trong lịch sử, truyền dữ liệu về nhà khiến các nhà khoa học ngày càng lo ngại.

Voyager 1, một trong những nhiệm vụ tồn tại lâu nhất của NASA, đang bị trục trặc liên lạc. Đội phụ trách nhiệm vụ lo ngại tàu vũ trụ ở xa Trái đất không thể phục hồi. Hiện nay, các kỹ sư đang làm việc để khắc phục lỗi máy tính ngăn tàu truyền dữ liệu về Trái đất, nhưng hạn chế phần mềm và khoảng cách khiến công việc trở nên khó khăn.


Mô phỏng tàu Voyager 1 với ăngten chĩa về phía Trái đất. (Ảnh: Internet).

Từ ngày 14/11 năm ngoái, tàu thăm dò liên sao Voyager 1 không thể truyền dữ liệu thu thập bởi thiết bị khoa học của nó, theo thông báo từ NASA. Con tàu dường như vẫn nhận và xử lý lệnh tốt, theo đội hỗ trợ ở California, và tiếp tục bay qua không gian liên sao ở cách Trái đất 24 tỷ km, vượt xa rìa Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, do không thể tiếp cận hệ thống trục trặc, các kỹ sư rất khó đánh giá đầy đủ tình trạng của tàu. "Nếu chúng tôi có thể đưa nó hoạt động trở lại, đó sẽ là phép màu lớn nhất", Suzanne Dodd, quản lý dự án Voyager, chia sẻ.

Từ khi Voyager 1 phóng vào ngày 5/9/1977, con tàu đã bay xa khỏi Mặt trời ở tốc độ khoảng 17 km/giây. Voyager 1 chính thức bay qua không gian liên sao vào năm 2012, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên làm được điều này. Hiện nay, đây là vật thể nhân tạo ở xa Trái đất nhất.

Ban đầu, tàu thăm dò truyền dữ liệu trở lại Trái đất bằng hệ thống dữ liệu bay, một trong 3 máy tính trên tàu. Nhưng trục trặc ở hệ thống phụ là bộ điều biến viễn trắc (TMU), có nghĩa thay vì mã nhị phân như thông thường, hệ thống truyền về chuỗi số 0 lặp lại suốt nhiều tháng.

Việc khắc phục trục trặc rất phức tạp do độ tuổi và khoảng cách tính từ Trái đất của tàu vũ trụ Sau khi truyền một lệnh, đội phụ trách phải chờ 45 giờ để tàu phản hồi. Do tàu thăm dò được thiết kế và chế tạo vào thập niên 1970, phần lớn công nghệ trên tàu đã lỗi thời và các sơ đồ không thể số hóa.

Nếu NASA không thể thiết lập lại liên lạc với tàu Voyager 1, họ còn ít nhất một tàu thăm dò trong không gian liên sao. Tàu Voyager 2 bay qua rìa Hệ Mặt trời năm 2018 và vẫn duy trì liên lạc với Trái đất kể từ sau đó. Theo dự kiến, tàu New Horizon của NASA sẽ thoát khỏi Hệ Mặt trời vào thập niên 2040.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn

Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News