Hai quả cầu to bằng thành phố đâm sầm, "xuyên không" đến Trái đất
Một tia vũ trụ dị thường vừa hiện ra trước các đài thiên văn Trái đất đã giúp các nhà khoa học lần ra manh mối về cuộc "tàn sát" lẫn nhau của hai vật thể cực kỳ đáng sợ trong vũ trụ.
Theo Reuters, thứ mà các đài thiên văn Trái đất vừa ghi nhận được là một vụ nổ năng lượng cao từ một thiên hà cổ đại, cách chúng ta tới 3 tỉ năm ánh sáng.
Đó là một khoảng cách khổng lồ bởi 1 năm ánh sáng bằng quãng đường 9,5 ngàn tỉ km mà ánh sáng đi hết 1 năm mới tới được Trái đất, cho thấy tia gamma mà chúng ta bắt được phải cực mạnh và được phát ra từ thứ gì đó rất khủng khiếp.
Ảnh đồ họa mô tả tia gamma dữ dội từ vụ va chạm của 2 sao neutron gần một lỗ đen - (Ảnh: NSF's NOIRLab/REUTERS)
Nhóm khoa học gia đẫn dầu bởi hai nhà thiên văn Andrew Levan từ Đại học Radboud (Hà Lan) và Wen Fai Fong từ Trường Đại học Northwestern ở Illinois (Mỹ) đã xác định được đó chính là cái chết thảm khốc của 2 ngôi sao neutron "tàn sát" nhau ở trung tâm thiên hà.
"Hầu hết các ngôi sao trong vũ trụ đều chết theo một cách có thể dự đoán được chỉ dựa trên khối lượng của chúng. Nhưng nghiên cứu này cho thấy một lộ trình mới dẫn đến sự hủy diệt sao" , tiến sĩ Levan nói.
Sao neutron vốn đã là "thây ma", là tàn tích của những ngôi sao lớn hơn Mặt trời của chúng ta nhiều lần, đã cạn năng lượng và "chết" một lần, sụp đổ thành vật thể có đường kính chỉ bằng chiều rộng của một thành phố nhưng mang siêu năng lượng gắp cả triệu lần từ trường Trái đất.
Chúng thiếu may mắn lần 2 khi ở quá gần khu vực có lỗ đen quái vật trung tâm thiên hà, nơi các lực hấp dẫn cực lớn tàn phá, làm nhiễu loạn chuyển động của tất cả các vật thể, tăng khả năng va chạm.
Thiên hà cổ đại này cũng là một thế giới cực kỳ thú vị và hoang dã để quan sát. Nó là nơi cư trú chủ yếu của các ngôi sao vài tỉ năm tuổi, là một thiên hà "không hoạt động", khả năng hình thành sao mới rất yếu. Tuy nhiên nó đã tạo nên không chỉ một mà tới vài lỗ đen lớn ở khu vực trung tâm, khiến nhiễu loạn càng mạnh.
"Nếu bạn ở đủ gần, bạn sẽ thấy hai ngôi sao neutron tiến lại gần nhau hơn cho đến khi lực hấp dẫn của chúng làm chúng biến dạng và bắt đầu vỡ vụn", tiến sĩ Levan mô tả.
Họ cũng dự đoán cặp đôi quái vật này sẽ kết thúc cuộc đời bằng việc cùng sụp đổ thành một lỗ đen chung, được bao quanh bởi một đĩa vật chất từ những gì còn sót lại. Chính sự ra đời của lỗ đen đã tạo nên một luồng vật chất chuyển động với tốc độ bằng 99,99% tốc độ ánh sáng, là dải tia gamma bùng nổ khi quan sát từ Trái đất.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.
