Khuẩn E.coli gây tử vong ở châu Âu là chủng mới, cực độc

Tổ chức Y tế thế giới hôm qua tuyên bố, vi khuẩn E.coli đang gây ổ dịch tiêu chảy nghiêm trọng ở nhiều nước châu Âu là một chủng hoàn toàn mới, có độc lực mạnh và nguy hiểm hơn rất nhiều so với những chủng cũ.

>> Nhận biết dưa chuột nhiễm khuẩn

Tại châu Âu, chủng vi khuẩn này đã khiến 17 người tử vong và ít nhất 1.500 người khác mắc bệnh, trong đó một phần ba bị suy thận.


Khuẩn E.coli (Ảnh: popsci).

Theo Medical news, phân tích gene ban đầu cho thấy chủng này có thể là một dạng đột biến của hai chủng nguy hiểm khác của khuẩn E.coli, tạo thành một chủng mới "siêu độc".

Hilde Kruse, một chuyên gia về an toàn thực phẩm của WHO cho biết: "Đây là chủng hoàn toàn mới, chưa từng được phát hiện trước đây. Nó mang một vài đặc điểm khiến nó có độc lực mạnh và nguy hiểm hơn những chủng khác của khuẩn này mà chúng ta vẫn có trong ruột".

Theo Viện nghiên cứu Gene Bắc kinh (Trung Quốc), nó còn chứa một số gene kháng với thuốc kháng sinh.

Các chuyên gia nhận định việc vi khuẩn trao đổi gene là một điều không bình thường và thật khó để có thể giải thích chủng mới này đến từ đâu.

Tiến sĩ Paul Wigley, giảng viên về nhiễm trùng sinh học tại Đại học Liverpool (Anh) cho rằng, phần lớn các chủng vi khuẩn E.coli không gây bệnh nặng như chủng mới này. Nó tạo ra các độc tố làm hỏng đường ruột, gây tiêu chảy có máu và cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phân khác của cơ thể, trong đó có thận.

"Biến chứng nghiêm trọng nhất là hội chứng tán huyết urê, dẫn đến suy thận, kết quả là cần phải chạy thận nhân tạo hoặc trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong", tiến sĩ Wigley nói.

Đến nay, Đức đã ghi nhận 470 ca bị biến chứng nghiêm trọng này, trong đó 16 người đã tử vong. Thụy Điển cũng báo cáo có 15 ca và một người chết. Một số nước khác cũng ghi nhận các ca mắc tiêu chảy do chủng E.coli mới này là Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha.

Suy đoán về nguồn gốc của chủng mới, Wigley cho rằng động vật và đặc biệt là gia súc có thể mang những chủng vi khuẩn E.coli nguy hiểm hơn trong ruột mà không có biểu hiện bị ốm và chúng phát tán ra ngoài qua phân. Theo ông nguồn gốc của chủng này có thể là phân gia súc được sử dụng như phân bón trong một số trang trại để trồng rau hữu cơ trong đó có dưa chuột.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News